Page 189 - Bào chế
P. 189
Không tan trong nước nhưng hút nước và trương nở mạnh do đó làm cho viên dễ
rã. Môi trường acid nhẹ nên dễ phối hợp với các dược chất trung tính hoặc acid nhẹ
như aspirin, vitamin C…tỉ lệ dùng khoảng 4 – 5% trong viên
2.1.4.Tá dược trơn
Tá dược trơn là nhóm tá dược gần như luôn luôn phải dùng đến trong công thức
viên nén, bởi vì tá dược trơn có nhiều tác dụng trong quá trình dập viên
- Chống ma sát: Chủ yếu là ma sát giữa viên và thành cối sinh ra khi dập viên
- Chống dính: Khi dập viên, dưới tác động của lực nén, viên có thể dính vào bề
mặt chày trên. Tá dược trơn bao bề ngoài hạt, làm giảm tiếp xúc của dược chất với đầu
chày, do đó làm giảm hiện tượng dính chày trên
- Điều hòa sự chảy: Khi dập viên, bột hay hạt dập viên phải chảy quan phễu,
phân phối vào buồng nén. Nếu nguyên liệu dập viên khó trơn chảy viên sẽ khó đồng
nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất.
- Làm cho mặt viên bóng đẹp
Do mịn và nhẹ, tá dược trơn bám dính vào bề mặt hạt, tạo thành màng mỏng
ngoài hạt làm cho hạt trơn, giảm tích điện, dễ chảy và ít bị dính
Sau đây là một vài tá dược trơn hay sử dụng:
Acid stearic và muối:
Là những tá dược trơn thông dụng, có tác dụng giảm ma sát và chống dính. Các
muối calci stearat và magnesi stearat có khả năng bám dính tốt, thường dùng với tỉ lệ
1% với hạt khô. Đây là những chất sơ nước, do đó có xu hướng kéo dài rõ rệt thời gian
rã của viên. Thích hợp với viên ngậm, viên tác dụng kéo dài
Talc:
Talc có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy. Ít sơ nước nên không ảnh hưởng
đến thời gian rã của viên. Thường dùng với tỉ lệ 1 – 3%
Aerosil:
Bột rất mịn và nhẹ nên khả năng bám dính bề mặt hạt rất tốt, do đó tỉ lệ dùng
thấp 0,1 – 0,5%. Tác dụng chính là điều hòa sự chảy của bột hoặc hạt, ít ảnh hưởng
đến khả năng giải phóng dược chất của viên
2.1.5. Tá dược bao
Dẫn chất cellulose
HPMC (Hydroxypropyl cellulose): Là tá dược bao sử dụng nhiều do có nhiều ưu
điểm: Bền với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm va chạm cơ học…, không mùi vị riêng, dễ
phối hợp với chất nhuộm màu.
HPC ( Hydroxypropyl cellulose) : Tan trong nước và dung môi hữu cơ phân cực,
thường phối hượp với chất bao khác để tang độ bền của màng.
Shellac: Là nhựa cánh kiến tinh chế. Tan được trong môi trường kiểm, do đó có
thể dùng bao tan ở ruột. Tuy nhiên do vỏ bao chỉ tan ở phần cuối đường tiêu hóa và
lão hóa khá nhanh khi bảo quản nên hiện nay ít dùng.
2.1.6. Tá dược màu
186