Page 195 - Bào chế
P. 195
Boä t ñôn
Troä n
Boä t keù p
Nhaø o troä n Taù döôï c dính loû ng
Khoá i aå m
Xaù t haï t Phun saá y
(qua raâ y) Taà ng soâ i
Haï t öôù t
Saá y, söû a haï t
Haï t khoâ
Troä n taù döôï c
Vieâ n neù n
Hình 12.5. Sơ đồ dập viên theo phương pháp tạo hạt ướt
2.2.3. Phương pháp tạo hạt khô
Ưu điểm của phương pháp tạo hạt khô là tránh được tác động của ẩm và nhiệt
đối với viên, do đó được dùng cho các viên chứa dược chất không bền đối với ẩm và
nhiệt (aspirin, vitamin C, ampicilin,...). Tạo hạt khô cũng tiết kiệm được mặt bằng và
thời gian hơn tạo hạt ẩm.
Hạn chế của phương pháp tạo hạt khô là dược chất phải có khả năng trơn chảy
và liên kết nhất định và khó phân phối đồng đều vào từng viên (do hiện tượng phân
lớp có thể xảy ra khi trộn bột kép và dập viên). Ngoài ra, hiệu suất tạo hạt không cao
và viên khó đảm bảo độ bền cơ học.
Phương pháp tạo hạt khô được tiến hành qua các công đoạn sau:
- Trộn bột kép: Chủ yếu là trộn bột dược chất với bột tá dược dính khô, tá dược
rã. Tiến hành trộn và kiểm tra như với phương pháp xát hạt ướt.
- Dập viên to - tạo hạt: Bột được dập thành viên to (có đường kính khoảng 1,5 -
2,0 cm). Sau đó phá vỡ viên to để tạo hạt. Rây chọn lấy loại hạt có kích thước quy
định. Những hạt bé chưa đạt kích thước quy định tiếp tục được đưa dập viên to để tạo
hạt lại. Như vậy hiệu suất tạo hạt khôlaijcao và dập viên to có thể được lập đi lập lại
nhiều lần. Để khắc phục nhược điểm này, hiện nay người ta tạo hạt khô bằng phương
pháp cán ép: Bột kép được cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1 mm) giữa hai trục
lăn. Sau đó, xát vỡ tấm mỏng để tạo hạt. Hạt thu được theo phương pháp này gọi là hạt
compact.
- Dập viên: Sau khi có hạt khô, tiến hành dập viên có khối lượng quy định như
phương pháp tạo hạt ướt.
2.3. Bảo quản - ghi nhãn
192