Page 184 - Bào chế
P. 184
CHƯƠNG 12. THUỐC VIÊN NÉN
MỤC TIÊU HỌC TẬP :
1. Trình bày được khái niệm, phân loại và ưu- nhược điểm của thuốc viên nén.
2. Trình bày được các tá dược sử dụng trong bào chế thuốc viên nén, kỹ thuật bào chế
và các yêu cầu chất lượng của thuốc viên nén.
3. Phân tích được một số công thức thuốc viên nén.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống,
nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa.... Viên nén chứa
một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá
dược trơn, tá dược bao, tá dược màu... được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn (caplet)
hoặc các hình dạng khác. Viên có thể được bao.
1.2. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Viên nén dược sử dụng rộng rãi do dạng thuốc này có nhiều ưu điểm sau:
- Đã được chia liều một lần tương đối chính xác.
- Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
- Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
- Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng chất lỏng.
- Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.
- Diện sử dụng rộng: Có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch,
hỗn dịch hay chế thành dạng tác dụng kéo dài.
- Người bệnh dễ sử dụng: Phần lớn viên nén dùng để uống, trên viên thường có
chữ dễ nhận biết tên thuốc.
Nhược điểm:
Viên nén cũng có nhiều nhược điểm, cần phải chú ý khắc phục để đảm bảo chất
lượng, nhất là về mặt SKD.
- Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén.
181