Page 188 - Bào chế
P. 188

Dung dịch polyvinyl pyrolidon (PVP):

                        Dính tốt, ít ảnh hưởng tới thời gian rã của viên, hạt dễ sấy khô. Với các dược
                  chất sơ nước, ít tan trong nước, PVP có khả năng cải thiện tính thấm và độ tan của
                  dược chất (Barbituric, acid salicylic…)

                        Tuy nhiên PVP háo ẩm, viên chứa nhiều PVP dễ thay đổi thể chất trong quá
                  trình bảo quản
                        Siro:

                        Siro dễ trộn đều với bột dược chất, làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học. Nếu
                  viên có màu thì siro giúp cho việc phân tán chất màu trong viên đồng nhất hơn. Ngoài
                  ra, siro còn có tác dụng ổn định dược chất trong một số viên như sắt sulfat

                        Ngoài siro đường, có thể dùng siro glucose, hoặc dung dịch đường ở các tỉ lệ
                  khác nhau
                        Dẫn chất cellulose: Có nhiều loại

                        - Methyl cellulose: Dùng dịch thể 1 – 5% trong nước, khả năng kết dính tốt
                        - Natri carboxymethylcellelose (Na CMC): Thường dùng dịch thể 5 – 15% trong
                  nước. Hạt tạo ra không chắc bằng PVP và có xu hướng kéo dài thời gian rã. Tương kị
                  với muối calci, nhôm và magnesi
                        - Ethyl cellulose: Thường dùng loại có độ nhớt thấp với nồng độ 2 – 10% trong
                  ethanol. Khả năng kết dính mạnh, cho nên thường dùng cho các dược chất ít chịu nén
                  như: Paracetamol, cafein, sắt fumarat và các dược chất sợ ẩm

                  2.1.3. Tá dược rã
                        Có vai trò làm cho viên rã nhanh, rã mịn, giúp giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc
                  ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hoà tan để quá trình hấp thu dược chất
                  tốt hơn. Dưới đây là một số tá dược rã hay dùng

                        Tinh bột:
                        Tinh bột có cấu trúc xốp, sau khi dập viên tạo ra được hệ thống vi mao quản
                  phân bố khá đồng đều trong viên, làm viên rã theo cơ chế vi mao quản
                        Thường dùng tinh bột ngô, khoai tây, hoàng tinh…với tỉ lệ từ 5 – 20% so với
                  viên. Bình thường tinh bột hấp phụ khá nhiều nước, do đó để tăng khả năng làm rã
                  trước khi dùng phải sấy khô
                        Avicel:

                        Avicel làm cho viên rã nhanh do khả năng hút nước và trương nở mạnh, ở tỉ lệ
                  10% trong viên thể hiện tính rã tốt
                        Bột cellulose:

                        Thường dùng loại tinh chế, trắng, trung tính. Dùng một mình hay phối hợp với
                  các tá dược rã khác như tinh bột thích hợp với các dược chất nhạy cảm với tinh bột,
                  Veegum, thích hợp với dược chất nhạy cảm với ẩm
                        Các dẫn chất khác của cellulose như methyl cellulose, Na CMC…đều được dùng
                  làm tá dược rã tùy thuộc vào khả năng trương nở trong nước
                        Acid alginic:



                                                                                                        185
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193