Page 186 - Bào chế
P. 186

bao viên, hạt, pellet với một lớp bao không rã trong môi trường dịch vị, thường dùng
                  để uống.

                  - Viên nén tác dụng kéo dài
                         Viên tác dụng kéo dài là viên nén không bao hay bao được bào chế với các tá
                  dược hoặc bằng phương pháp đặc biệt hoặc cả hai, để dược chất giải phóng kéo dài
                  hoặc có kiểm soát hoặc theo chương trình, thường dùng để uống.
                  2. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN NÉN

                  2.1. Lựa chọn tá dược xây dựng công thức dập viên
                        Khi lựa chọn tá dược cần xem xét cụ thể các yếu tố:

                  -  Mục  đích  sử  dụng  của  viên:  Để  uống,  để  ngậm,  để  đặt,  để  pha  thành  dung
                  dịch…Các loại viên khác nhau, cách lựa chọn tá dược rất khác nhau
                  - Tính chất của dược chất: Độ tan, độ ổn định hóa học, độ trơn chảy, khả năng chịu
                  nén, kích thước tiểu phân

                  - Tính chất của tá dược: Độ trơn chảy, khả năng chịu nén, những tương tác với dược
                  chất có thể xảy ra
                  - Phương pháp dập viên: Mỗi phương pháp dập viên có cách dùng tá dược khác nhau

                        Sau đây là một số nhóm tá dược thường dùng:
                  2.1.1.Tá dược độn

                        Còn gọi là tá dược pha loãng, được thêm vào để đảm bảo khối lượng cần thiết
                  của viên nén hoặc để cải thiện tính chất cơ lý của dược chất (tăng độ trơn chảy, độ
                  chịu nén…), làm cho quá trình dập viên được dễ dàng
                  2.1.1.1.  Nhóm tan trong nước

                         Lactose:
                        Là tá dược độn dùng khá phổ biến trong viên nén. Lactose dễ tan trong nước, vị
                  dễ chịu, trung tính và ít hút ẩm, phối hợp với nhiều dược chất. Lactose tồn tại dưới 2
                  dạng: Dạng khan và ngậm nước

                        Lactose là đường khử, do đó tương kỵ với dược chất có nhóm amin như acid
                  amin,pyrilamin maleat, salicylamid…làm cho viên bị sẫm màu

                        Bột đường (Saccharose)

                        Dễ tan và ngọt, do đó thường dùng làm tá dược độn và dính khô cho viên hòa
                  tan, viên nhai, viên ngậm. Khi dùng làm tá dược độn, có thể tạo hạt ẩm với hỗn hợp
                  nước – ethanol. Bột đường làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học nhưng khó rã. Khi
                  dập viên dễ gây dính chày, do đó thường kết hợp với tá dược độn không tan để tăng độ
                  cứng cho viên

                        Glucose:
                        Dễ tan trong nước, vị ngọt hơn lactose, do đó hay được dùng cho viên hòa tan
                  như với bột đường. Glucose trơn chảy kém, dễ hút ẩm, dễ đảm bảo độ bền cơ học cho
                  viên  nhưng  có  xu  hướng  làm  cho  viên  cứng  dần  trong  quá  trình  bảo  quản,  nhất  là
                  glucose khan. Glucose cũng có thể làm biến màu các dược chất kiềm và amin hữu cơ
                  trong quá trình bảo quản giống lactose

                                                                                                        183
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191