Page 104 - Bào chế
P. 104
2.1.3. Các thuốc gây tê bề mặt
Tetracain hydroclorid, cocain hydroclorid được dùng khá phổ biến trong nhãn
khoa khi tiến hành các thủ thuật chẩn đoán hoặc là tiến hành các phẫu thuật nhỏ ở mắt.
2.1.4. Các thuốc điều trị bệnh glaucom
Dùng các thuốc như pilocarpin, carbachol hoặc các thuốc kháng thụ thể β như
betaxolol, timolol và bunolol có tác dụng làm giảm áp lực trong mắt.
2.1.5. Các thuốc giãn đồng tử
Thường dùng atropin, homatropin và scopolamin.
2.1.6. Các vitamin
Một số vitamin như vitamin A, vitamin B2, vitamin C…cũng được pha dưới
dạng thuốc nhỏ mắt riêng rẽ hoặc phối hợp với các dược chất khác.
2.1.7. Các thuốc dùng chẩn đoán
Natri fluorescein được dùng tại chỗ giúp chẩn đoán xước hoặc loét giác mạc và
các tổn thương ở võng mạc.
2.2. Dung môi
Dung môi dùng để pha thuốc nhỏ mắt chủ yếu là nước tinh khiết vô khuẩn.
Dầu thực vật cũng được dùng làm dung môi để pha thuốc nhỏ mắt. Dầu dùng
làm dung môi phải có đạt tiêu chuẩn dung môi pha thuốc tiêm và không gây kích ứng
đối với mắt. Trong số các dầu thực vật, dầu thầu dầu dùng tốt nhất để pha thuốc nhỏ
mắt do bản thân dầu này có tác dụng làm dịu niêm mạc mắt.
2.3. Các chất thêm vào công thức thuốc nhỏ mắt
2.3.1. Chất sát khuẩn
Mặc dù nước mắt có men lysozym có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, nhưng khả
năng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn từ môi trường vào mắt cũng rất hạn chế. Nếu nhỏ vào
mắt một chế phẩm thuốc nhỏ mắt không vô khuẩn thì có thể gây ra nhiễm khuẩn
nghiêm trọng ở mắt.
Thuốc nhỏ mắt là chế phẩm vô khuẩn, pha chế trong điều kiện môi trường, thiết
bị vô khuẩn và phải được tiệt khuẩn sau khi pha chế bằng một phương pháp tiệt khuẩn
thích hợp. Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt thường được đóng gói nhiều liều nên nguy cơ
thuốc nhỏ mắt bị nhiễm khuẩn từ môi trường sau mỗi lần nhỏ là rất cao. Do vậy, để
giữ thuốc luôn vô khuẩn trong cả quá trình sử dụng, thành phần thuốc nhỏ mắt thường
có chất sát khuẩn.
Mặc dù đã có chất sát khuẩn nhưng cũng không nên dùng những lọ thuốc sau khi
đã mở nắp quá một tuần vì lượng chất sát khuẩn có trong lọ thuốc có giới hạn.
Một số chất sát khuẩn thường dùng
Benzalkonium clorid:
Là một chất sát khuẩn có tác dụng diệt khuẩn mạnh và nhanh nên được dùng
trong nhiều dung dịch thuốc nhỏ mắt (có khoảng 60% các thuốc nhỏ mắt lưu hành trên
thị trường có chất sát khuẩn này).
Benzalkonium clorid hiệu quả sát khuẩn giảm khi dung dịch có pH<5.
Benzalkonium clorid tương kỵ với các dược chất như salicylat, nitrat, natri fluorescein,
natri sulfacetamid và natri sulfamethoxypiridazin. Benzalkonium clorid có tính hoạt
động bề mặt nên nó vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác động làm tăng tính thấm của
101