Page 99 - Bào chế
P. 99

o
                  7,0 thêm nước vừa đủ 1 lít, lọc trong, đóng chai và hấp tiệt khuẩn ở nhiệt độ 121 C
                  trong 30 phút.
                        Dung dịch có hàm lượng natri lactat từ 1,75  – 1,95%. Truyền dung dịch này
                  nhằm cung cấp trực tiếp nguồn ion natri để làm tăng nồng độ ion hydrocarbonat trong
                  trường hợp máu bị nhiễm acid nặng. Ion lactat nhanh chóng được chuyển hoá ở gan
                  thành hydrogen.
                  5.3.2. Dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm kiềm
                        Dung dịch amoni clorid 2,14%:

                               Công thức: Amoni clorid                          21,4 g
                                           Nước cất để pha tiêm vđ              1000ml
                                                                       o
                                           Tiệt khuẩn chế phẩm ở 115 C trong 30 phút
                        Dung dịch chứa 400 mEq/lít ion amoni và ion clorid, có pH từ 4,5 – 6,0, được
                  truyền tĩnh mạch chậm (500ml trong 3 giờ) để lập lại cân bằng khi máu bị nhiễm kiềm
                  do chuyển hoá. Khi truyền dung dịch này vào máu, amoni clorid được đi qua hồng
                  cầu, dễ gây hiện tượng phá huyết. Để đảm bảo an toàn, người ta thường thêm glucose
                  vào dung dịch này, do glucose có tác dụng làm bền màng hồng cầu.
                  5.4. Các dung dịch tiêm truyền cung cấp chất dinh dưỡng
                        Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn, uống được trong một thời gian dài vì
                  những nguyên nhân bệnh tật nào đó. Khi đó nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết
                  như  carbohydrate,  các  acid  amin,  các  acid  béo,  các  chất  khoáng,  các  nguyên  tố  vi
                  lượng và các vitamin được cung cấp bằng cách tiêm truyền cho bệnh nhân các dung
                  dịch tiêm truyền có thành phần dinh dưỡng cần thiết.
                        Để cung cấp năng lượng có thể tiêm truyền các dung dịch glucose 10%, 20%,
                  30% hoặc dung dịch glucose 5% kết hợp với 5% ethanol, tiêm truyền nhũ tương béo
                  D/N hoặc tiêm truyền các dung dịch acid amin:  Tryptophan  (Pháp),  Alvesine  (Đức),
                  Moriamin (Nhật)...
                        Công thức nhũ tương tiêm truyền cung cấp năng lượng:
                               Dầu đậu tương                              100 g
                               Phospholipid lòng đỏ trứng                 12 g

                               Glycerin                                   22,5 g
                               Nước để pha thuốc tiêm vđ                  1000 ml
                        Dầu đậu tương có chứa nhiều acid béo như acid linoleic (50%), acid oleic (26%)
                  và các acid palmatic, linolenic, stearic,…Các acid béo này có thành phần chính cung
                  cấp năng lượng cho cơ thể. Phospholipid lòng đỏ trứng là chất nhũ hoá thiên nhiên.
                  Đây là một nhũ tương tiêm truyền D/N nên kích thước các giọt phân tán của pha dầu
                  phải khống chế <0,5µm để không gây tai biến mạch khi tiêm truyền.

                  5.5. Các dung dịch bổ sung thể tích máu
                        Trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu do chấn thương, do phẫu thuật hoặc do
                  chảy máu nội tạng. Tuỳ thuộc vào lượng máu bị mất mà người bệnh có thể bị tụt huyết
                  áp, truỵ tim và có thể tử vong nếu thể tích máu bị mất không được bù đắp kịp thời.
                  Trong trường hợp không có máu để truyền, có thể tạm thời bù lại thể tích máu bằng
                  cách tiêm truyền một số dung dịch của các chất có phân tử lượng cao. Khi truyền các
                  dung dịch này, do các chất tan có kích thước phân tử lớn, khó khuếch tán qua thành



                                                                                                         96
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104