Page 100 - Bào chế
P. 100
mạch nên được lưu lại trong lòng mạch lâu hơn so với khi truyền dung dịch mà chất
tan có phân tử lượng nhỏ như glucose.
Một số dung dịch thường dùng:
- Dung dịch dextran.
- Dung dịch tiêm truyền dextran 40.
- Dung dịch tiêm truyền dextran 70.
5.6. Các dung dịch tiêm truyền lợi niệu thẩm thấu
Dung dịch manitol có nồng độ: 10, 15, 20 và 25% trong nước cất pha tiêm, có
pH 4,5 – 7,0 hoặc dung dịch manitol kết hợp với glucose hay natri clorid, là các dung
dịch tiêm truyền có tác dụng lợi niệu thẩm thấu, dùng tiêm truyền trong điều trị phù
não và lợi niệu.
Dung dịch manitol có nồng độ từ 20% trở lên là các dung dịch bão hoà, do vậy
cần bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ 20 – 30 C. Nếu nhiệt độ phòng giảm xuống dưới
o
20 C, manitol trong dung dịch sẽ bị kết tinh. Khi tiêm truyền, nếu trong dung dịch có
o
manitol kết tinh phải làm nóng dung dịch để manitol hoà tan trong dung dịch mới được
truyền cho bệnh nhân, đồng thời phải cho dung dịch đi qua lọc máu (có trong bộ dây
truyền máu) để loại trừ hoàn toàn manitol tinh thể.
5.7. Các dung dịch chống đông và bảo quản máu
Khi cơ thể bị mất máu, việc tiêm truyền dung dịch các chất cao phân tử như
dextran chỉ mang tính tạm thời bổ sung thể tích huyết tương thiếu hụt cho cơ thể,
nhưng không bổ sung được số lượng tế bào đã mất, đặc biệt là khi cơ thể bị mất một
lượng máu lớn, trong những trường hợp như vậy tốt nhất là truyền máu cho bệnh nhân.
Để thực hiện được việc truyền máu phải có các dung dịch chống đông và bảo
quản máu.
Dung dịch A.C.D
Dung dịch A:
Acid citric khan 7,3 g
Natri citrat dihydrat 22,0 g
Dextrose monohydrat 24,5 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000 ml
Dung dịch B:
Acid citric khan 4,4 g
Natri citrat dihydrat 13,2 g
Dextrose monohydrat 14,7 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000 ml
Khi pha chế và kiểm tra chất lượng của dung dịch A.C.D cần lưu ý: natri citrat
có thể tương tác với số thành phần trên bề mặt bao bì thủy tinh, nhất là dưới tác động
của nhiệt khi tiệt khuẩn chế phẩm (121 C trong 30 phút), có thể có các vẩy lóc thủy
o
tinh trong dung dịch, là nguyên nhân gây tai biến tắc mạch hoặc vỡ thành mạch khi
truyền cho bệnh nhân. Để tránh lóc thủy tinh phải dùng bao bì thủy tinh trung tính
hoặc bao bì chất dẻo thích hợp và phải soi kiểm tra kỹ trước khi sử dụng để trữ máu;
dung dịch A.C .D phải tuyệt đối vô khuẩn và không có chất gây sốt.
97