Page 107 - Bào chế
P. 107

Tên chất                           Nồng độ thường dùng (%)
                     Methyl cellulose                                                 0,25
                     Hydroxypropylmethyl                                              0,50
                     Dextran                                                           0,1

                     Polyethylen glycol                                              0,2 – 1
                                            Bảng 7.2. Các chất làm tăng độ nhớt
                        Một số chất khác: alcol polyvinic (1,4%),  polyvinyl pyrolidon (0,1 – 2%). Khi
                  sử dụng các chất làm tăng độ nhớt trong công thức thuốc nhỏ mắt phải nghiên cứu lựa
                  chọn một cách cẩn thận để tránh xảy ra tương kỵ.
                        Thuốc nhỏ mắt có thêm các chất làm tăng độ nhớt sẽ rất khó lọc qua màng lọc,
                  hiệu suất lọc thấp, kéo dài thời gian lọc, nhất là khi phải lọc một lượng lớn dung dịch.

                  2.3.6. Các chất diện hoạt
                        Mục đích của chất diện hoạt trong công thức thuốc nhỏ mắt:
                         - Tăng độ tan của các dược chất ít tan để pha dung dịch thuốc nhỏ mắt.
                        -  Gây  thấm,  giúp  phân  tán  đồng  nhất  các  tiểu  phân  dược  chất  rắn  trong  môi
                  trường phân tán khi pha thuốc nhỏ mắt thành dạng hỗn dịch.
                        - Tăng khả năng hấp thu dược chất qua giác mạc, làm tăng sinh khả dụng của
                  thuốc.
                        Các  chất  diện  hoạt  thường  dùng:  tween  20,  tween  80…  Ngoài  ra  còn  dùng
                  benzalkonium clorid là chất vừa có tính hoạt động bề mặt vừa là chất sát khuẩn trong
                  thuốc nhỏ mắt.
                        Các chất hoạt động bề mặt đưa vào thuốc nhỏ mắt có thể tương tác với chất sát
                  khuẩn có trong thành phần của thuốc làm giảm hiệu lực của chất sát khuẩn.
                  2.4. Bao bì

                        Bao bì thuốc nhỏ mắt là thành phần không thể thiếu để bào chế ra một chế phẩm
                  thuốc  nhỏ  mắt  hoàn  chỉnh.  Bao  bì  thuốc  nhỏ  mắt  có  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  chất
                  lượng của thuốc. Do đó, các loại bao bì đựng thuốc nhỏ mắt (có thể là bao bì bằng
                  thuỷ tinh, chất dẻo hay cao su) nhất thiết phải được kiểm tra chất lượng và phải đạt chỉ
                  tiêu chất lượng qui định mới được dùng để đóng thuốc (yêu cầu và phương pháp kiểm
                  tra giống như bao bì đựng thuốc tiêm).
                        Bao bì đựng thuốc nhỏ mắt bao giờ cũng phải có bộ phận nhỏ giọt và thường
                  được chế tạo gắn liền với phần nắp lọ thuốc. Để phát huy tác dụng của thuốc, giảm
                  kích ứng và giảm tác dụng không mong muốn, đường kính trong của bộ phận nhỏ giọt
                  cần phải được chuẩn hoá để tạo giọt thuốc nhỏ vào mắt có dung tích khoảng từ 30 đến
                  50 µm.
                  3. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ - SẢN XUẤT THUỐC NHỎ MẮT
                  3.1. Nhà xưởng và thiết bị
                        Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn. Do vậy, nhà xưởng và các thiết bị
                  dùng trong pha chế - sản xuất thuốc nhỏ mắt về cơ bản giống như để pha chế - sản
                  xuất thuốc tiêm.
                  3.2. Chuẩn bị cơ sở, thiết bị, nguyên liệu và bao bì





                                                                                                        104
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112