Page 103 - Bào chế
P. 103

CHƯƠNG 7. THUỐC NHỎ MẮT

                  MỤC TIÊU HỌC TẬP:
                  1. Trình bày được định nghĩa thuốc nhỏ mắt
                  2.  Trình bày được thành phần, kỹ thuật pha chế và các yêu cầu chất lượng của

                  thuốc nhỏ mắt.
                  3. Phân tích được một số công thức thuốc nhỏ mắt.
                  1. ĐỊNH NGHĨA

                         Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn của
                  một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt. Chế phẩm cũng có thể được bào chế
                  dưới dạng khô (bột, bột đông khô, viên nén) vô khuẩn, được hoà tan hoặc phân tán
                  vào một chất lỏng vô khuẩn thích hợp khi dùng.
                         Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc dùng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh về mắt
                  (chiếm trên 70% các chế phẩm thuốc mắt) do dễ sử dụng, ít gây tác dụng phụ nhưng
                  hiệu quả điều trị thường không cao do thuốc bị rửa trôi, pha loãng rất nhanh bởi nước
                  mắt, muốn có tác dụng điều trị cần nhỏ nhiều lần trong ngày.
                  2. THÀNH PHẦN CỦA THUỐC NHỎ MẮT

                         Một chế phẩm thuốc nhỏ mắt hoàn chỉnh có độ ổn định, độ an toàn và hiệu lực
                  điều trị cao nhất thiết phải có bốn thành phần: dược chất, dung môi, các thành phần
                  khác và bao bì đựng thuốc.

                  2.1. Dược chất
                         Dược chất dùng để pha chế thuốc nhỏ mắt phải có độ tinh khiết cao và nếu có
                  thể chất giống như dược chất dùng để pha chế thuốc tiêm.
                         Dược chất dùng để pha chế các thuốc nhỏ mắt có thể chia thành các nhóm dược
                  chất dựa trên tác dụng dược lý như sau:
                  2.1.1. Các thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn
                         Tuỳ theo tác nhân gây bệnh mà lựa chọn các thuốc kháng khuẩn cho thích hợp,
                  cũng có thể dùng một hoặc kết hợp hai hay nhiều thuốc kháng khuẩn. Các dược chất
                  thường dùng:
                         - Các muối vô cơ và hữu cơ của các kim loại bạc, thuỷ ngân như kẽm sulfat,
                  argyrol, protargol và thimerosal.
                         - Các sulfamid như natri sulfacetamid.
                         - Thuốc kháng khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin, gentamycin, neomycin,
                  polymycin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin…

                         - Thuốc chống nấm như nystatin, natamycin, ketoconazol, miconazol.
                  2.1.2. Các thuốc chống viêm tại chỗ
                         Thường dùng các corticosteroid, có thể kết hợp corticoid với kháng sinh. Khi
                  dùng corticosteroid cần chú ý đến tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra như:
                  tăng nhãn áp, giãn đồng tử, viêm màng mạch, sa mi mắt, chậm liền vết thương giác
                  mạc, nhiễm khuẩn thứ phát.
                         Một số thuốc chống viêm không steroid được pha dưới dạng thuốc nhỏ mắt như
                  natri diclofenac, indomethacin.


                                                                                                        100
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108