Page 98 - Bào chế
P. 98

Calci clorid                         0,33 g
                                           Nước cất để pha thuốc tiêm vđ        1000 ml

                         Dung dịch Ringer có pH 5,0 – 7,5, dùng để tiêm truyền để cung cấp nước và
                  chất điện giải.
                         Dung dịch Ringer – lactat:
                               Công thức: Natri clorid                          6,0 g
                                           Kali clorid                          0,3 g
                                           Calci clorid                         0,2 g

                                           Natri lactat                         3,1 g
                                           Nước cất pha tiêm vđ                 1000 ml
                         Dung dịch Ringer – lactate (Hartmann) có pH= 6,0 – 7,5 là một dung dịch đa
                  điện giải được dùng nhiều trong điều trị vì khi cơ thể bị mất chất điện giải thường bị
                  mất nhiều chất điện giải cùng một lúc. Ion lactate trong dung dịch này được chuyển
                                                                                    +
                  hoá ở gan thành glycogen, tạo ra CO2 và nước tiêu tốn ion H  nên có tác dụng kiềm
                  hoá máu.
                  5.3. Các dung dịch tiêm truyền lập lại cân bằng acid - kiềm
                         Huyết  tương  người  bình  thường  có  pH  7,35  –  7,45  và  được  duy  trì  ổn  định
                  trong khoảng pH này nhờ nhiều hệ đệm sinh lý có sẵn trong cơ thể. Nhưng vì một
                  nguyên nhân nào đó pH của huyết tương < 7,35 nghĩa là máu bị nhiễm acid; ngược lại
                  nếu pH > 7,45 nghĩa là máu bị nhiễm kiềm. Trong những trường hợp này cần phải
                  truyền các dung dịch có tác dụng thiết lập lại cân bằng acid - kiềm của máu.
                  5.3.1. Một số dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm acid
                        Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%:
                               Công thức:        Natri hydrocarbonat                         14 g

                                                 Nước cất để pha thuốc tiêm vđ               1000ml
                         Natri  hydrocarbonat  trong  dung  dịch  nước,  dưới  tác  động  của  nhiệt  khi  tiệt
                                                                                      -
                  khuẩn, bị phân huỷ tạo ra khí CO2 và làm giảm nồng độ HCO3 , làm tăng tính kiềm
                  của chế phẩm. Do vậy khi pha chế dung dịch tiêm truyền này cần phải vận dụng nhiều
                                                                             -
                  biện pháp đồng bộ để duy trì đúng hàm lượng ion HCO3  trong chế phẩm: sục khí CO2
                  trước khi đóng chai hoặc tạo CO2 nội sinh bằng cách cho acid HCl phản ứng với một
                  lượng NaHCO3 được tính dư trong công thức; đồng thời phải đóng thuốc trong chai
                  thuỷ tinh có nút thật kín, lật ngược chai khi hấp tiệt khuẩn, tiệt khuẩn xong phải để cho
                  thuốc nguội mới được lấy ra, lắc mạnh chai thuốc để CO2 hoà tan trở lại dung dịch.
                         Dung dịch natri lactat:
                               Công thức:  Acid lactic                          14 ml

                                           Natri hydroxyd                       6,7 g
                                           Acid hydrochloric loãng              vđ
                                           Nước cất để pha thuốc tiêm vđ        1000 ml
                         Do natri lactat kém bền vững, dễ bị phân huỷ và biến màu trong quá trình bảo
                  quản, nên để pha dung dịch thuốc tiêm truyền natri lactat thường người ta đi từ acid
                  lactic và natri hydroxyd. Hoà tan natri hydroxyd trong 400ml nước, thêm acid lactic và
                                      o
                  hấp ở nhiệt độ 115 C trong 1 giờ, để nguội, thêm acid HCl loãng vừa đủ đến pH 5,0 –


                                                                                                         95
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103