Page 95 - Bào chế
P. 95

CHƯƠNG 6. THUỐC TIÊM TRUYỀN


                  MỤC TIÊU HỌC TẬP:
                  1.  Trình bày được định nghĩa, phân loại  và các đặc tính của thuốc tiêm truyền.
                  2. Phân tích được một số công thức thuốc tiêm truyền.

                  NỘI DUNG
                  1. Định nghĩa
                           Thuốc  tiêm  truyền  là  dung  dịch  nước  hoặc  nhũ  tương  dầu  trong  nước  vô
                  khuẩn,  không  có  chất  gây  sốt,  không  có  nội  độc  tố  vi  khuẩn,  không  chứa  chất  sát
                  khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và
                  tốc độ chậm.
                  2. Đặc tính của thuốc tiêm truyền
                         Thuốc tiêm truyền là 1 dạng thuốc tiêm nên trước hết chế phẩm phải đạt các chỉ
                  tiêu chất lượng chung của thuốc tiêm. Nhưng thuốc tiêm truyền được dùng với liều
                  lượng lớn (hàng trăm ml cho một lần truyền) nên thuốc tiêm truyền có 1 số đặc tính
                  khác với thuốc tiêm nói chung.
                         - Thuốc tiêm truyền không chứa dược chất có hoạt lực mạnh.
                         - Thuốc tiêm truyền là thuốc nước với dung môi là nước cất để pha thuốc tiêm,
                  trong đó dược chất được hoà tan hoàn toàn thành dung dịch thật, dung dịch keo hoặc
                  phân tán trong nước tạo nhũ tương D/N.
                         - Thuốc tiêm truyền thường là các dịch đẳng trương với máu và dịch cơ thể.
                  Nếu là dung dịch ưu trương phải tiêm truyền với tốc độ cực chậm.
                         - Thuốc tiêm truyền không được có nội độc tố vi khuẩn và không được có chất
                  gây sốt. Để đảm bảo yêu cầu chất lượng này thuốc phải được tiệt khuẩn bằng nhiệt
                  trong nồi hấp ngay sau khi pha chế.
                         - Các dung dịch thuốc tiêm truyền không được chứa các tiểu phân phát hiện
                  được bằng mắt thường và chỉ cho phép có 1 số lượng nhất định các tiểu phân không
                  nhìn thấy (Dược điển từng nước có qui định riêng), được xác định bằng máy đếm tiểu
                  phân tự động hoặc lọc và đếm bằng kính hiển vi.
                  3. Áp dụng lâm sàng
                        Thuốc tiêm truyền được dùng trong điều trị với nhiều mục đích khác nhau:
                         - Cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể bị mất nước và mất chất điện
                  giải.

                         - Cung cấp các nhu cầu về dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn
                  uống được. Trong những trường hợp này có thể truyền các dung dịch đường glucose,
                  fructose,  các  dung  dịch  acid  amin,  nhũ  tương  dầu  béo  kiểu  D/N  kết  hợp  với  các
                  vitamin, các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng
                         - Trung hoà và thiết lập lại cân bằng acid  - kiềm của khi bị nhiễm acid hay
                  nhiễm kiềm lo rối loạn chuyển hoá hay rối loạn chức năng.

                         - Lợi niệu khi cơ thể ở trạng thái giữ nước.
                         - Chống đông và bảo quản máu dùng trong lưu giữ máu tươi.


                                                                                                         92
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100