Page 97 - Bào chế
P. 97

Theo quy định trong chuyên luận riêng.


                  5. Một số công thức thuốc tiêm truyền
                  5.1. Các dung dich tiêm truyền cung cấp nước
                        Dung dịch glucose 5%:
                                Công thức:  Glucose khan                                     50g

                                              Nước cất pha thuốc tiêm vđ                     1000ml
                        Glucose dùng làm nguyên liệu pha chế phải là nguyên liệu đạt các chỉ tiêu chuẩn
                  qui định của Dược điển dùng để pha thuốc tiêm.
                        Các  dung  dịch  glucose  có  thể  biến  màu  khi  tiệt  khuẩn  ở  nhiệt  độ  cao  là  do
                  glucose bị caramen hoá dưới tác động của nhiệt và môi trường kiềm. Để hạn chế mức
                  độ caramen hoá đường, công thức của các dung dịch glucose có thể thiết kế như sau:
                               Glucose khan                          50g hoặc 100g hoặc 250g hoặc 400g
                               Dung dịch acid HCl 0,1N vđ            đến pH = 3 – 4

                               Natri clorid                          0,26g
                               Nước cất                vđ            1000ml
                         Người ta cho rằng natri clorid tạo phức với glucose và phức này khó bị caramen
                  hoá hơn và dung dịch mặn - ngọt này phù hợp với sinh lý của cơ thể.
                  5.2. Các dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải
                        Tế bào sống, đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống luôn được “tắm” trong dịch
                  sinh lý, được giữ ổn định và điều tiết bằng nhiều quá trình sinh lý phức tạp. Bất kỳ một
                  sự thay đổi nào về số lượng cũng như về thành phần của các dịch này đều có thể xảy ra
                  rối loạn sinh lý.
                         Dịch cơ thể nói chung được chia thành: huyết tương (dịch ở trong lòng mạch
                  máu), dịch nội bào (dịch ở trong lòng tế bào) và dịch gian bào (dịch ở khoảng giữa các
                  tế bào). Thành phần của các dịch này là nước có chứa hỗn hợp các chất điện giải, các
                  chất tan trung tính.
                         Khi người bệnh bị mất chất điện giải, tỷ lệ các chất điện giải bị mất không như
                  nhau. Vì vậy cần xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân mất chất điện giải nào, cần
                  bổ sung bao nhiêu, trên cơ sở đó mà có chỉ định truyền dung dịch điện giải thích hợp.
                         Một số dung dịch chất điện giải được dùng nhiều trong điều trị và được pha chế
                  sản xuất hàng loạt:
                         Dung dịch natri clorid 0,9%:
                               Công thức:  Natri clorid                         9 g

                               Nước cất để pha thuốc tiêm vđ                    1000 ml
                         Dung dịch natri clorid là dung dịch đẳng trương, có pH 4,5 – 7,0, được tiêm
                  truyền để thiết lập lại cân bằng điện giải của dịch ngoại bào khi bệnh nhân bị mất điện
                  giải do bỏng, nôn, tiêu chảy, sốt cao kéo dài. Dung dịch cũng được dùng với lượng lớn
                  để thẩm phân phúc mạc cho các bệnh nhân suy thận nặng.

                         Dung dịch Ringer:
                               Công thức: Natri clorid                          8,6 g
                                           Kali clorid                          0,3 g


                                                                                                         94
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102