Page 45 - Hóa dược
P. 45

Định lượng:

                         - Hoà chế phẩm vào nước và dung dịch HCl nóng, làm lạnh, thêm dung dịch KI và
                  định lượng bằng dung dịch iod 0,05M.
                         - Sắc ký lỏng hiệu năng cao.
                  Công dụng:
                         - Thuốc làm lỏng dịch nhầy đường hô hấp, làm lành tổn thương, bảo vệ tế bào gan.
                         - Trong các bệnh nhầy nhớt (bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh), viêm phế quản
                  cấp, phế quản phổi mạn.
                         - Bảo vệ tế bào nhu mô gan khi dùng liều cao paracetamol. Cũng dùng để điều trị
                  bệnh không có nước mắt (khô mắt).
                  Cách dùng - Liều lượng: uống 200 mg/lần, 3 lần/ngày. Trẻ em <2 tuổi uống  200 mg/ngày
                  chia 2 lần.
                         Dùng để giải độc paracetamol bằng cách truyền tĩnh mạch, liều và cách dùng theo
                  chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
                  Dạng bào chế:
                         Viên nén 200 mg; Gói 200 mg.
                         Thuốc hít qua miệng, thuốc nhỏ vào khí quản và thuốc uống: Dung dịch 10% (100
                  mg acetylcystein/ml), 20% (200 mg acetylcystein/ml).
                         Thuốc tiêm acetylcystein: Dung dịch 20%.
                         Thuốc nhỏ mắt: Acetylcystein 5%, hypromellose 0,35% .

                  3. THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
                         Để điều trị hen phế quản hiện nay hay dùng một số thuốc:
                         - Theophyllin và một số dẫn chất
                         - Các chất kích thích thụ thể β2-adrenergic như ephedrin, salbutamol, terbutalin,
                  fenoterol, salmeterol, formoterol, ephedrin ..
                         - Các corticoid chống viêm như budesonid, beclomethason, fluticason...
                         - Thuốc khác: Cromoglycat natri
                         Các  chất  kích  thích  thụ  thể  β2-adrenergic  được  trình  bày  trong  chương  3;  Các
                  corticoid chống viêm được đề cập đến trong chương 8; Cromoglycat natri được trình bày
                  trong chương 6. Trong phần này chỉ trình bày một thuốc theophyllin.
                                                       THEOPHYLLIN

                  Tên khác: Dimethylxanthin

                  Công thức:
                                                                O
                                                                          H
                                                     H C                 N
                                                       3
                                                            N

                                                        O       N        N

                                                                CH 3
                                                    C7H8N4O2      p.t.l.: 180,0


                                                                                                              37
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50