Page 233 - Hóa dược
P. 233
Chương 10. THUỐC ĐIỀU TRỊ NẤM VÀ BỆNH DO KÝ
SINH TRÙNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Kể tên và trình bày được cơ chế của nhóm các thuốc thường dùng trong điều trị nấm.
2. Trình bày được các tính chất lý hóa, công thức cấu tạo, tác dụng công dụng của các
thuốc điều trị nấm.
3. Nêu được cách phân loại các thuốc điều trị sốt rét.
4. Trình bày được công thức cấu tạo, tính chất lý hóa, công dụng của các thuốc điều trị
sốt rét thông thường.
5. Trình bày được cách phân loại thuốc trị giun sán.
6. Trình bày được công thức cấu tạo, phương pháp điều chế, tính chất lý hóa, công dụng
của các thuốc điều trị giun sán thông thường.
7. Trình bày được phân loại thuốc chữa điều trị lỵ amip và trichomonas.
1. THUỐC ĐIỀU TRỊ NẤM
1.1. Đại cương về bệnh nấm
Bệnh nấm đại đa số là người bệnh bị nhiễm bệnh ở ngoài da hoặc các hốc của cơ
thể. Có thể chia ra thành hai nhóm:
+ Bệnh nấm da do các loại nấm biểu bì, nấm Microsporium và Trichophyton gây
ra.
+ Bệnh nấm do các loại nấm men hoại sinh gây ra nhiễm nấm trên da và niêm mạc
như: Aspergillus, Candida, Blastomyces... những loại nấm này trong điều kiện thuận lợi
sẽ xâm nhập vào các tổ chức sâu hơn trong cơ thể gây ra nấm toàn thân.
Hiện nay tình trạng người nhiễm nấm cơ hội có xu hướng tăng ở những người suy
giảm hệ thống miễn dịch, hoặc dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
1.2. Thuốc điều trị nấm
1.2.1. Phân loại
Các thuốc điều trị nấm không ngừng phát triển, một số thuốc chỉ có tác dụng tại
chỗ để điều trị nấm ngoài da: dẫn chât của acid salicylic, kẽm caprylat... Khi bị nhiễm
nấm ngoài da sâu các thuốc trên không có hiệu quả cần phải sử dụng các thuốc có tác
dụng toàn thân hoặc mạnh hơn như: Griseofulvin, ketoconazol, nystatin...
Có nhiều cách phân loại nhưng theo cấu trúc hóa học có các nhóm sau
1.2.1.1. Các acid béo và muối của các acid béo
Các acid béo hoặc muối của các acid béo như: acid propionic, natri caprylat...có
tác dụng điều trị nấm tại chỗ
1.2.1.2. Các acid thơm và dẫn chất
225