Page 227 - Hóa dược
P. 227
+ Nhóm amin thơm bậc 1 (-NH2) cho phản ứng tạo phẩm màu azo. Các phản ứng
xảy ra qua hai giai đoạn như sau:
+
-
Ar-NH2 + NaNO2 + 2HCl = [Ar-N N] Cl + NaCl + 2H2O
Muối diazoni
Từ muối diazoni, tạo phẩm màu azoic (đỏ) khi thêm lượng thích hợp dung dịch
naphtol hoặc naphtylamin pha trong kiềm:
HO HO
Ar N N
Ar N N Cl + =
naphtol phÈ m azoic
-
Ở đây, Ar- là thành phần -C6H5-SO2NH-R1 của phân tử sulfamid.
Ứng dụng nhóm chức này để định lượng các sulfamid bằng phương pháp đo nitrit
(phát hiện điểm tương đương bằng đo Ampe), chất xúc tác là KBr và tiến hành ở nhiệt độ
thấp.
+ Một số sulfamid được định tính bằng phương pháp nhiệt phân.
+ Thử tinh khiết: Thường dùng các phép thử sau:
- Giới hạn acid: Hay dùng xanh bromothymol và dung dịch NaOH 0,1 N.
- SắC KÝ LớP MỏNG là phương pháp rất phổ biến để định tính và thử tạp chất
liên quan.
Cơ chế tác dụng chung
- Ngăn cản tổng hợp acid folic của vi khuẩn: Do cấu trúc giống acid
paraaminobenzoic (A.PAB), các sulfamid tranh chấp với A.PAB trong quá trình tổng hợp
acid folic của vi khuẩn làm cho quá trình đó bị gián đoạn hoặc ngừng trệ
- Ức chế enzym chuyển hoá acid folic: Các sulfamid có hiệu lực điều trị tốt đều có
gốc R mang dị vòng; ngoại lệ R = -COCH3 cho sulfacetamid có tác dụng khác biệt. R
mang dị vòng 2 dị tố thì tốt hơn dị vòng 1 dị tố. Các sulfamid này còn thêm tác dụng ức
chế enzym chuyển hoá acid folic. Do đó các sulfamid còn được xếp vào các chất kháng
folat. Ví dụ sulfamethoxazol: Ngoài ức chế tổng hợp acid folic còn ức chế mạnh enzym
dihydrofolat synthetase nên ngăn chặn giai đoạn chuyển acid folic thành acid
dihydrofolic.
Như vậy, sulfonamid kìm hãm vi khuẩn ở liều điều trị.
Phổ tác dụng
- Do cơ chế tác dụng nói trên, các sulfamid làm vi khuẩn yếu đi, không phát triển
và sinh sản được, dễ bị bạch cầu tiêu diệt. Sulfamid kìm hãm vi khuẩn ở liều điều trị. Đôi
khi đạt được nồng độ diệt khuẩn ở đường niệu, đường ruột.
- Các sulfamid hầu như có chung phổ tác dụng và hoạt phổ rộng:
+ Trên nhiều vi khuẩn gram (+) và (-) như: Tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu,
màng não cầu, trực khuẩn than, phẩy khuẩn tả, Shigella, E. coli, trực khuẩn Hansen v. v. ..
+ Ít hoặc không tác dụng trên một số vi khuẩn như liên cầu yếm khí, trực khuẩn
lao, Ricketchia. Không tác dụng với virus (trừ virus to gây đau mắt nhạy cảm với
sulfacylum).
+ Tác dụng trên một số ký sinh trùng, đặc biệt ký sinh trùng sốt rét.
219