Page 145 - Hóa dược
P. 145
Cả ba muối này đều là chất rắn vô định hình, màu trắng, có mùi octanol; dễ tan
trong ether, ethanol, cloroform, glycerin. Docusat natri và kali hơi tan trong nước. Do có
các nhóm chức carbonyl nên hấp thụ ánh sáng vùng tử ngoại ở bước sóng ngắn.
Định tính:
So sánh phổ hồng ngoại với phổ chất chuẩn hoặc bằng sắc ký lớp mỏng. Để phân
biệt các muối, dùng các phản ứng đặc trưng cho mỗi cation sau khi vô cơ hoá.
Định lượng:
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector 214 nm.
Phương pháp tạo cặp ion, chất chuẩn là một cation như tetrabutylamoni iodid hoặc
benzethonium clorid, chỉ thị xanh bromophenol hoặc hỗn hợp vàng dimethyl và xanh
oracet. Đối với muối calci, có thể định lượng bằng phương pháp đo complexon.
Công dụng:
+ Dùng để phòng và điều trị táo bón cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc
sau khi đẻ.
+ Dùng trong các trường hợp cần đại tiện dễ dàng như bệnh nhân sau phẫu thuật
rạch âm hộ, bị bệnh trĩ, bị nứt hoặc áp xe quanh hậu môn, hẹp hậu môn...
Cách dùng – Liều lượng
Liều lượng tuỳ từng loại muối mà dao động từ 100-500mg/ngày, chia 2-3 lần.
Dạng bào chế: viên nang, viên nén, dung dịch uống hoặc xirô.
3. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong điều trị việc loại bỏ nguyên
nhân gây bệnh là cần thiết, xong cũng cần kết hợp điều trị các triệu
chứng như:
- Các triệu chứng của sự mất nước và chất điện giải, nếu không giải quyết tốt bệnh
nhân có thể bị tử vong. Vì vậy, trong tất cả các trường hợp tiêu chảy cấp, phải uống các
dung dịch chứa đường cùng các chất điện giải. Trong trường hợp mất nước nặng, đặc biệt
là trẻ em và người già, cần truyền ngay vào tĩnh mạch dung dịch các chất điện giải.
- Triệu chứng đau do co thắt ruột. Để làm ngừng tiêu chảy, tốt nhất là uống các
thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột như: loperamid, diphenoxylat,...
ORS (ORAL REHYDRATION SALTS)
Đây là hỗn hợp muối dùng để bù lại nước và các chất điên giải đã mất.
Một số công thức ORS:
137