Page 63 - Pháp chế dược
P. 63

+  Trên  nhãn tiếp xúc  trực  tiếp  với  thuốc và  nhãn  bao  bì  ngoài  đều ghi  hạn  dùng  theo
               dạng “tháng/năm” nhưng ngày sản xuất ghi trên nhãn như sau:

               * Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất đầy đủ dạng “ngày/tháng/năm” thì hạn dùng ghi
               trên nhãn phụ được tính và ghi theo ngày sản xuất được ghi trên nhãn gốc;

               * Trường hợp nhãn gốc ngày sản xuất được ghi theo kiểu “tháng/năm”, thì hạn dùng được
               tính  là  ngày  cuối  cùng  của  tháng  hết  hạn, nhãn  phụ phải  ghi  dòng  chữ:  “hạn  dùng
               là ngày cuối cùng của tháng hết hạn”.
               - Trường hợp nhãn bao bì trực tiếp có kích thước nhỏ không đủ diện tích để ghi về số lô
               sản xuất, hạn dùng hoặc các ký hiệu tương ứng về “Số lô SX” và “HD” theo quy định
               thì được ghi  các  dãy  số  biểu  thị  cho  số  lô  sản  xuất,  hạn  dùng  trên  nhãn  bao  bì  trực
               tiếp nhưng trên nhãn bao bì ngoài phải ghi đầy đủ các thông tin này theo quy định;

               - Cách ghi hạn dùng của thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng:
               + Ghi rõ khoảng thời gian, kể từ ngày sản xuất;

               + Hạn dùng sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu đối với các dạng thuốc chưa phân liều
               như thuốc nhỏ mắt hoặc các dạng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, thuốc mỡ, gel dùng nhiều lần và
               thuốc dạng lỏng đa liều để uống hoặc dạng viên đóng chai, lọ có quy cách đóng gói lớn
               (nếu có);
               + Hạn dùng sau khi pha chế để sử dụng đối với các dạng thuốc bột, thuốc cốm có yêu cầu
               phải pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch trước khi sử dụng như: thuốc bột, thuốc cốm pha
               hỗn dịch, dung dịch dùng để tiêm hoặc uống.
               4.16. Cách ghi điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tiêu chuẩn chất lượng

               4.16.1. Cách ghi điều kiện bảo quản trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tờ hướng dẫn
               sử dụng:

               - Ghi rõ điều kiện bảo quản cần thiết về nhiệt độ (ghi bằng đơn vị Celcius được viết tắt
               là °C và phải ghi bằng số cụ thể). Các lưu ý về độ ẩm, ánh sáng hoặc các yêu cầu bảo quản
               đặc biệt khác tại nơi bảo quản hoặc khi vận chuyển để không ảnh hưởng đến chất lượng
               thuốc trong quá trình bảo quản và lưu thông (nếu có).

               - Ghi rõ yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đối với các
               dạng  thuốc  chưa  phân  liều  như  thuốc  nhỏ  mắt  hoặc  các  dạng  thuốc  nhỏ  mũi,  nhỏ
               tai….sau khi mở nắp bao bì trực tiếp lần đầu.
               4.16.2. Cách ghi tiêu chuẩn chất lượng:

               Trên nhãn bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi tiêu chuẩn chất lượng
               thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cụ thể như sau:
               - Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc áp dụng theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam hoặc
               Dược điển nước ngoài được Bộ Y tế công nhận: tiêu chuẩn chất lượng ghi theo tên viết đầy
               đủ bằng tiếng Việt của dược điển hoặc ghi theo tên viết tắt bằng tiếng Việt đối với Dược




                                                             60
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68