Page 42 - Marketing Dược
P. 42

19% ở năm 2006. Tuy nhiên đang có xu hướng suy giảm với doanh số chiếm

                  17% ở năm 2011 và dự đoán là chỉ còn chiếm 13% ở năm 2016.
                  3.1.2. Vài nét về hoạt động marketing của các công ty dược phẩm nước ngoài

                        Các công ty dược phẩm nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn. Các sản phẩm

                  đã được khẳng định thương hiệu và uy tín. Các công ty dược phẩm nước ngoài
                  đều áp dụng chiến lược giá hớt váng cho sản phẩm của mình để bù lại chi phí

                  nghiên cứu phát triển thuốc mới. Các sản phẩm đa phần được phân phối độc
                  quyền hoặc chọn những nhà phân phối có uy tín để đảm bảo uy tín cho công ty.

                        Đặc điểm nổi bật của các công ty dược phẩm nước ngoài đó là có đội ngũ

                  trình dược viên có trình độ cao, được chọn lựa kỹ và được đào tạo cơ bản các kỹ
                  năng bán hàng. Ngoài ra thì các công ty dược phẩm nước ngoài thường sử dụng

                  các công cụ của chính sách xúc tiến kinh doanh như hội thảo khoa học, hội thảo
                  giới thiệu thuốc…, khách mời là các bác sĩ, nhân viên y tế. Thông qua các hoạt

                  động này để giới thiệu sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty. Ngoài ra các công

                  ty nước dược phẩm nước ngoài còn có các chính sách PR cho công ty dựa vào
                  các hoạt động từ thiện, tài trợ,…và có chính sách PR nội bộ khuyến khích được

                  nhân lực chất lượng.

                  3.2. Hoạt động marketing dược tại Việt Nam
                        Trong  những  năm gần đây thị trường dược phẩm trên thế giới và Việt

                  Nam phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối kinh tế mở cửa khuyến

                  khích  các  thành  phần  kinh  doanh  dược  phẩm  trong  nước  đã  tạo  nên  một  thị
                  trường dược phẩm phong phú, đa dạng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu thuốc

                  cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
                  3.2.1. Thị trường dược phẩm Việt Nam

                        Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Tổng giá trị tiền thuốc  sử dụng năm
                  2012 là 2.600 triệu USD tăng  9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất

                  trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với

                  năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân
                  tiền thuốc đầu người là 29,5 USD.

                        Doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước trong hai năm gần đây

                  tăng trưởng cao, năm 2011 tăng 33%, năm 2010 tăng 25% so với năm trước.
                  Năm 2012 doanh thu thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước đạt trên 3.500 tỷ

                  đồng, tăng 35% so với năm 2011.

                        Theo thống kê năm 2012  thì  cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc,
                  trong đó 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất
                                                                                                          42
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47