Page 78 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 78
3. Nguyên tắc của giám sát
- Thái độ của giám sát viên: nghiêm túc nhưng không căng thẳng. Uốn nắn trên tinh
thần xây dựng để tìm giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề, không phê phán, chỉ trích.
- Dân chủ trao đổi để rút ra bài học kinh nghiệm và những phương án phù hợp để
giải quyết các vấn đề tồn tại.
- Ghi chép tóm tắt những NỘI DUNG chính cần góp ý, hỗ trợ.
- Phải bảo đảm duy trì các hoạt động giám sát theo đúng lịch, định kỳ.
- Báo cáo giám sát phải được hoàn thành ngay sau khi kết thúc đợt giám sát.
4. Phương pháp và hình thức giám sát
4.1. Phương pháp giám sát
- Giám sát trực tiếp:
Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc trực tiếp cùng các đối
tượng được giám sát và người liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại hay
những khó khăn, vướng mắc. Trong phương pháp này, giám sát viên có thể không cần
nêu rõ cho đối tượng được giám sát biết là mình đang thực hiện công việc giám sát. Đây
là phương pháp cơ bản cần được thực hiện trong các cuộc giám sát hoạt động CSSKBĐ.
- Giám sát gián tiếp:
Đây là phương pháp người giám sát viên không tiếp xúc hoặc không cùng làm
việc trực tiếp với các đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần
thiết, qua các nguồn tin khác nhau như:
+ Xem xét phân tích các báo cáo, sổ sách ghi chép hoặc tiếp xúc với những người
có liên quan, để nhận định về công việc, chất lượng công việc và tìm ra những điểm yếu
kém, tồn tại của đối tượng cần giám sát để có biện pháp hỗ trợ giải quyết phù hợp.
+ Thông tin có thể thu thập qua băng ghi âm, ghi hình các thao tác, quy trình và
thái độ làm việc của người được giám sát. Phương pháp này được áp dụng trong thực tế
khi có điều kiện chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
4.2. Hình thức giám sát
4.2.1. Giám sát định kỳ
Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát với những NỘI DUNG trọng tâm giám
sát khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hoạt động hàng năm
của đơn vị
4.2.2. Giám sát đột xuất
Giám sát được tiến hành không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu
đột xuất trước một thực tế bức xúc. Ví dụ có một vụ dịch xảy ra cần tiến hành giám sát và
hướng dẫn thực hiện các khâu phát hiện người mắc, xử trí kịp thời người bệnh và môi
trường lây nhiễm theo đúng các yêu cầu chuyên môn.
5. Quy trình giám sát
5.1. Chuẩn bị cho giám sát
Muốn cuộc giám sát đạt kết quả tốt cần có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, bao gồm
các việc: nghiên cứu tình hình hoạt động, xác định vấn đề hay NỘI DUNG trọng tâm cần
giám sát, xây dựng bộ công cụ giám sát, xây dựng kế hoạch và lịch trình giám sát.
5.1.1. Nghiên cứu tình hình các hoạt động
Nghiên cứu các tư liệu liên quan đến MỤC TIÊU, đến các đích và các tiêu chuẩn
hoạt động, các mức độ đã thực hiện được và các vấn đề còn tồn tại được ghi trong báo