Page 83 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 83

- Kế hoạch tháng
                       - Kế hoạch tuần
               2.2. Theo cấp độ
                       - Kế hoạch vĩ mô là hoạch định cho thời kỳ dài, mang tính chiến lược cao. Ví dụ
               để thực hiện Kế hoạch quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng hộ sinh, giai đoạn
               2015 – 2020.
                       - Kế hoạch vi mô là kế hoạch mang tính chiến thuật, dùng để triển khai kế hoạch
               vĩ mô do các nhà quản lý của các đơn vị xây dựng. Ví dụ: Kế hoạch của Hội Điều dưỡng
               Việt Nam về Tăng cường năng lực quản lý – lãnh đạo của điều dưỡng là kế hoạch vi mô.
               2.3. Theo cách tiếp cận xây dựng kế hoạch
                       - Xây dựng kế hoạch từ trên xuống: Đây là quá trình chuyển các kế hoạch vĩ mô
               thành kế hoạch hoạt động của cơ sở, hiện thực hóa các chủ trương, chính sách, kế hoạch
               hành động vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực y tế thông qua các hoạt động cụ thể tại cơ
               sở. Hoặc căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện 6 tháng và hàng năm để xây dựng kế
               hoạch cụ thể cho công tác chăm sóc người bệnh. Dựa trên các chỉ tiêu được phân bổ, các
               đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt được các chỉ tiêu đó. Phương
               pháp này không dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương nên tính hiệu quả thường không
               cao. Đặc biệt với công tác điều dưỡng thường bị bỏ qua hay đề cập rất sơ sài trong kế
               hoạch của cấp trên.
                       - Xây dựng kế hoạch từ dưới lên: Đây là quá trình xây dựng kế hoạch dựa trên nhu
               cầu thực tế tại cơ sở, được xây dựng không chỉ cho những nhà lãnh đạo mà còn có sự
               tham gia của các thành viên trong tổ chức. Phương pháp này có ưu điểm là xác định được
               các vấn đề một cách cụ thể, thiết thực, ngoài ra còn trao trách nhiệm và quyền chủ động
               giải quyết cho cấp dưới, huy động được nguồn lực và sáng kiến của cán bộ viên chức.
               Phòng Điều dưỡng bệnh viện: Cần xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng của bệnh viện
               từ việc tổng hợp kế hoạch công tác điều dưỡng của các khoa và thảo luận với các điều
               dưỡng trưởng khoa trước khi trình giám đốc bệnh viện phê duyệt.
               3. Các nguyên tắc lập kế hoạch
               3.1. Tính mục tiêu
                       Tính  mục tiêu trong lập kế hoạch phải  lấy  người bệnh, đối tượng phục vụ làm
               trung tâm là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động, theo dõi, giám sát và đánh giá.
               3.2. Tính khoa học
                       Mọi sản phẩm của quá trình lập kế hoạch chỉ có hiệu quả nếu có căn cứ khoa học.
               Tính khoa học chính là yếu tố đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các kế hoạch được
               thảo ra.
               3.3. Tính thực tế
                       Kế hoạch phải căn cứ vào phân tích hiện trạng và căn cứ vào thực tế của mỗi đơn
               vị.
               3.4. Tính cân đối
                       Cân đối giữa nhu cầu, giữa các yếu tố, các bộ phận, các lĩnh vực và quá trình trong
               hệ thống tổ chức để đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu đã lựa chọn.
               3.5. Tính chấp nhận
                       Kế hoạch được lập ra phải được sự chấp nhận của các cấp lãnh đạo và sự đồng
               tình của những người trực tiếp thực hiện.
   78   79   80   81   82   83   84   85   86