Page 69 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 69

hội thảo, nếu như chuyên môn của mọi người như nhau thì mỗi lần thảo luận có thể bầu
               ra một người làm trưởng nhóm, trưởng nhóm có thể thay phiên nhau, tạo điều kiện cho
               mọi người có kinh nghiệm chủ trì cuộc họp và cũng dễ dàng đưa ra các nhận xét, đánh
               giá khả năng của từng người. Khi mọi người đưa ra ý kiến, người chủ trì phải biết tìm
               được điểm cần thiết, hay điểm mấu chốt để hướng mọi người thảo luận vào điều đó, tìm
               cách giải quyết những kiến thức khác biệt trong nhóm. Trước mỗi buổi thảo luận thì nên
               đưa ra nội dung định thảo luận về vấn đề gì để mọi người biết, đồng thời cũng nên định ra
               thời gian cụ thể cho việc thảo luận từng vấn đề, tránh tình trạng lan man, khi vấn đề cảm
               thấy chưa giải quyết được thì nên dừng lại để nghiên cứu thêm. Nên phân công mỗi thành
               viên chuẩn bị từng chủ đề định thảo luận trong buổi thảo luận và khi bàn tới chủ đề được
               phân công thì người được chuẩn bị sẽ trình bày trước, đưa ra những ý để mọi người đóng
               góp ý kiến.
                      Một số vai trò chính của nhóm trưởng:
                     - Thiết lập quy trình làm việc của nhóm
                     - Khuyến khích các cá nhân ít nói
                     - Kiểm soát các cá nhân chiếm ưu thế
                     - Khuyến khích mọi thành viên tham gia
                     - Nhắc nhở các cá nhân lắng nghe người khác.
                     - Công bằng trong việc khen, phê bình
                      Trong nhóm chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện, vai trò của “Team leader” là
               vô cùng quan trọng, người điều dưỡng trưởng phải biết phát huy hết tiềm năng của các
               trưởng ca.
               4. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
               4.1. Kỹ năng tổ chức các hoạt động nhóm
                      Một nhân viên y tế trưởng ca (Team leader) sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về nhân
               lực, điều hành công việc toàn bộ trong ca trực. Trưởng nhóm cần có kỹ năng lập kế hoạch
               và đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong việc phân bổ nhân lực CSNB như (NB
               nặng – NB nhẹ, khu vực sạch – khu vực nhiễm khuẩn, các khu điều trị tự nguyện…). Khi
               bắt đầu làm việc nhóm, điều dưỡng trưởng nhóm cần phải trả lời được các câu hỏi:
                     - Ngày hôm nay sẽ có những công việc gì trong nhóm? (What).
                     - Khu vực nào là nơi trọng điểm cần quan tâm? (Where).
                     - Khi nào thì bắt đầu tiến hành? (When).
                     - Điều dưỡng nào sẽ phụ trách nhóm NB nào (Who).
                     - Tại sao điều dưỡng A phải đến khu vực B để chăm sóc? (Why).
                     - Quy trình thực hiện như thế nào? (How).
               4.2. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
                     Thông tin trong nhóm nhằm: chia sẻ mục tiêu, thống nhất hành động, cách thức làm
               việc và phản hồi mọi hoạt động của các cá nhân. Vì vậy, duy trì sự giao tiếp trong nhóm
               là rất quan trọng. Các hình thức thông tin trong nhóm bao gồm:
                     - Họp định kỳ
                     - Họp đột xuất
                     - Thông báo, báo cáo
                     - Điện thoại, email….
               4.3. Kỹ năng thuyết phục
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74