Page 68 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 68
Là những nhóm có sự phân công của người quản lí, nhóm có nhiệm vụ rõ ràng và
các thành viên của nhóm được phân công đảm nhiệm công việc trong từng vị trí một cách
rõ ràng. Ví dụ: nhóm chăm sóc, nhóm vệ sinh …. Nhóm càng chính thức càng được tổ
chức chặt chẽ, có các quy tắc làm việc, có các quy trình công việc hay quy trình chuyên
môn các thành viên phải tuân theo, phải thực hiện báo cáo, ghi chép tiến độ và các kết
quả đạt được theo quy định.
- Nhóm không chính thức (tự do, không ràng buộc):
Mọi người nhóm lại để thực hiện những nhiệm vụ mang tính ngắn hạn như: nhóm
học tập trong các lớp tập huấn, nhóm xây dựng dự án. Ngoài ra, nhóm không chính thức
được hình thành theo sở thích, sở trường của các thành viên trong mỗi tổ chức và có tác
động quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ cũng như động cơ của mỗi thành viên
trong nhóm. Người quản lí cần biết sử dụng và phát huy các nhóm chính thức và không
chính thức.
2. Các giai đoạn hình thành nhóm
Thông thường nhóm chính thức hay không chính thức đều trải qua 5 giai đoạn
2.1. Giai đoạn 1: Hình thành nhóm
- Tập hợp thành viên
- Thăm dò lẫn nhau
- Vai trò của nhóm trưởng
- Xây dựng hoặc hiểu rõ mục tiêu.
2.2. Giai đoạn 2: Hỗn loạn/ bão táp
- Xung đột xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau (công việc, giao tiếp, sự nổi bật
của một số thành viên…).
- Vai trò của nhóm trưởng: Gương mẫu, gần gũi các thành viên, tổ chức lại công việc
chuyển những thành tích cá nhân sang thành tích chung của nhóm.
2.3. Giai đoạn 3: Ổn định nhóm
- Nỗ lực của mỗi thành viên được thể hiện.
- Niềm tin của nhóm tăng cao.
- Gắn kết trong công việc.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau.
2.4. Giai đoạn 4: Hoạt động
- Hoạt động hiệu quả, năng suất cao.
- Hiểu nhau và phát huy mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể nhóm.
- Vấn đề được giải quyết hiệu quả nhanh chóng.
- Các mâu thuẫn không còn xuất hiện.
- Thích ứng với những thay đổi và chấp nhận sự khác biệt.
2.5. Giai đoạn 5: Kết thúc
- Hoàn thành mục tiêu chung hoặc không hoàn thành mục tiêu cao cả.
- Vai trò của nhóm không còn hiệu lực.
- Rút kinh nghiêm và bài học cho các nhóm khác.
3. Vai trò của nhóm trưởng
Để nhóm phát huy hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải có một người lãnh đạo
nhóm. Người lãnh đạo nhóm cần lắng nghe thông tin từ những người khác, biết phân tích
và tổng hợp lại để đưa tới một ý kiến chung nhất cho mọi người. Trong các lớp tập huấn,