Page 15 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 15

gia đình, chăm sóc của các đứa con hiện có, chăm sóc cá nhân hoặc cung cấp thực phẩm
               cho các gia đình mới. Nó thường thể hiện dưới dạng khuyên bảo hay chỉ bảo từ những
               người mẹ khác.
                       Sau khi sinh là thời kỳ điều chỉnh, phục hồi cho người mẹ. Thời kỳ này liên quan
               đến việc điều chỉnh thể chất, tình cảm và thay đổi xã hội và có thể mất vài tuần hay vài
               tháng. Thời gian sáu tuần sau khi sinh được gọi là thời kỳ ở cữ hoặc thời kỳ hậu sản. Sự
               thay đổi trong thời gian sinh đẻ bắt đầu từ lúc mang thai - đẻ - có thai trở lại, cho dù
               người phụ nữ không trở về trạng thái sinh lý và giải phẫu giống như trước khi mang thai.
               2.2. Thay đổi vai trò trong gia đình
                       Vai trò làm cha mẹ đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi, lối sống và các mối quan hệ
               trong vài tuần và vài tháng sau khi sinh.
                       Việc chuyển đổi từ thời kỳ mang thai thông qua sinh đẻ để trở thành làm mẹ là
               một thời gian đầy thử thách cho người mẹ và gia đình lớn của họ. Một loạt các cảm xúc
               trong giai đoạn sau sinh, nhiều phụ nữ mô tả đó là sảng khoái, niềm vui, hạnh phúc và
               cũng có những cảm xúc tuyệt vọng, sợ hãi. Những cảm xúc sẽ khác nhau tùy thuộc vào
               từng người phụ nữ, sự sinh đẻ, kinh nghiệm cuộc sống, vai trò gia đình và lịch sử. Tất cả
               cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh của người phụ nữ với trách nhiệm mới khi
               trở thành một người mẹ. Trong những ngày và tuần đầu tiên sau khi sinh, có sự gián đoạn
               so với sinh hoạt trước đó do nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Phá vỡ giấc ngủ, thiếu tự do,
               thiếu đời sống xã hội và thay đổi mối quan hệ với chồng và các thành viên khác trong gia
               đình góp phần gây ra những thay đổi về cảm xúc của những tuần và tháng đầu tiên sau sự
               ra đời của trẻ sơ sinh.

               3. Hộ sinh với việc kiểm soát nhiễm khuẩn
                       Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm khuẩn là một khía cạnh quan trọng. Nhiễm trùng
               là một yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến cả tỷ lệ tử vong và bệnh tật trong chăm sóc bà mẹ
               và trẻ sơ sinh. Từ vệ sinh cơ bản trong gia đình, vệ sinh bàn tay cho tới quy trình vô trùng
               khử khuẩn, người hộ sinh cần phải cảnh giác và nghiêm túc để bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ
               sinh khỏi bị nhiễm khuẩn.
                       Vì vậy, người hộ sinh phải hiểu biết các phương thức nhiễm khuẩn cơ bản, bản
               chất của vi sinh vật và khả năng nhân lên và lan truyền của chúng. Người hộ sinh phải
               luôn quan tâm tới môi trường nơi việc chăm sóc diễn ra và thực hiện những bước cần
               thiết để đảm bảo làm giảm thiểu tối đa những nguy cơ nhiễm khuẩn. Người hộ sinh cũng
               có trách nhiệm theo dõi nhiễm khuẩn trong khi thực hành và đề phòng sự lan truyền.
               Đảm bảo việc sử dụng an toàn và hiệu quả các chất khử nhiễm, chất tiệt trùng, chất hoặc
               thuốc sát khuẩn là một khía cạnh quan trọng của thực hành nghề hộ sinh.
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20