Page 17 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 17

Ví dụ tại Úc các cơ quan quản lý nghề hộ sinh được gọi là Hội đồng điều dưỡng
               và hộ sinh Australia. Hội đồng điều dưỡng và hộ sinh Australia là cơ quan có uy tín, độc
               lập đối với nghề hộ sinh và điều dưỡng trực thuộc hệ thống kiểm định và đang ký quốc
               gia (National Registration and Accreditation Scheme). Cơ quan này đề ra các tiêu chuẩn
               về việc cấp phép và kiểm định các khóa học về hộ sinh và điều dưỡng và các cơ sở đào
               tạo.
                       Cơ  quan  quản  lý  nghề  hộ  sinh  ở  New  Zealand  là  Hội  đồng  hộ  sinh  của  New
               Zealand. Hội đồng hộ sinh của New Zealand có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự an
               toàn của phụ nữ và trẻ sơ sinh trong quá trình sinh con bằng cách cung cấp các cơ chế để
               đảm bảo rằng người hộ sinh có năng lực và phù hợp để hành nghề hộ sinh. Tất cả các cơ
               quan quản lý thực hiện quy trình trả lời khiếu nại của bệnh nhân và công chúng; hành
               động khi có một trong những thành viên của họ đang hành nghề mà không đủ năng lực,
               thiếu đạo đức, bất hợp pháp hoặc bị suy yếu do rượu, thuốc hay bệnh tật.
                       Ở Việt Nam chưa có Hội đồng Hộ sinh, Điều dưỡng. Tuy nhiên, một số các chức
               năng của hội đồng đang được điều hành bởi các phòng ban chức năng của Sở y tế hoặc
               Bộ y tế.
               1.4. Chức năng của Hội đồng
                       Chức năng của hội đồng hộ sinh và điều dưỡng thường bao gồm:
                       - Đăng ký hành nghề điều dưỡng và hộ sinh và sinh viên;
                       - Phát triển các tiêu chuẩn, các quy tắc và hướng dẫn cho nghề điều dưỡng và hộ
               sinh;
                       - Thông báo xử lý, khiếu nại, điều tra và điều trần;
                       - Đánh giá các học viên được đào tạo ở nước ngoài muốn hành nghề tại nước sở
               tại;
                       - Phê duyệt công nhận các tiêu chuẩn và công nhận các khóa học.
                       Cơ quan quản lý nghề hộ sinh có thể yêu cầu một số tiêu chuẩn nhất định về hành
               nghề và giáo dục phải được tôn trọng để sát hạch mỗi năm cho việc đăng ký hàng năm.

               2. Một số yêu cầu đối với Hộ sinh
               2.1.  Phát  triển  liên  tục  về  chuyên  môn  nghiệp  vụ  (Continuing  professional
               development-CPD)
                       Nữ hộ sinh - người đang tham gia vào bất kỳ hình thức hành nghề hộ sinh nào phải
               phát triển nghề nghiệp không ngừng (CPD) có liên quan phạm vi thực hành của họ. Điều
               này bao gồm việc thực hiện các hoạt động học tập để duy trì, nâng cao kiến thức và kỹ
               năng liên quan đến hành nghề. Tiếp tục phát triển nghề nghiệp không ngừng có nghĩa là
               các thành viên duy trì, cải thiện và mở rộng năng lực chuyên môn và phát triển những
               phẩm  chất  cá  nhân  cần  thiết  cho  nghề  nghiệp  của  họ.  Chu  kỳ  phát  triển  nghề  nghiệp
               không ngừng (CPD) liên quan đến việc xem xét thực tế, xác định nhu cầu học tập, lập kế
               hoạch và tham gia các hoạt động có liên quan học tập và phản hồi lại giá trị của những
               hoạt động đó.
                       Ở Việt Nam không riêng Hộ sinh, các đối tượng khác trong ngành chăm sóc sức
               khỏe phải có trách nhiệm tự học tập suốt đời, được đào tạo liên tục hàng năm theo quyết
               định  07  của  Bộ  Y  tế    (http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-07-2008-TT-BYT-
               huong-dan-cong-tac-dao-tao-lien-tuc-can-Bo-Y-te-vb66426.aspx).  Và  gần  đây  nhất  là
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22