Page 19 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 19
- Nghề hộ sinh không phải là một chuyên ngành của điều dưỡng trong mẫu quy chế của
Hiệp hội hộ sinh quốc tế (ICM). Vì vậy, "chủ đề Điều dưỡng chuyên ngành Sản phụ
khoa” không được xem xét trong các tiêu chuẩn này. Một cơ quan quản lý riêng nghề
hộ sinh không thể điều tiết mảng điều dưỡng của lĩnh vực "điều dưỡng chuyên ngành
Sản Phụ khoa”. Cũng không một cơ quan quản lý điều dưỡng có thể điều tiết mảng hộ
sinh của lĩnh vực đó.
3.1.2. Quy chế nên ở mức độ quốc gia
Nếu có thể, quy chế nên ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, nếu điều này không thể thì
phải có một cơ chế hợp tác và giao tiếp giữa các cơ quan quản lý hộ sinh.
3.2. Đăng ký nghề
Chỉ những trường hợp được cho phép theo pháp luật có liên quan mới có thể sử dụng
danh hiệu "bà đỡ” hay Hộ sinh
- Các bà mẹ và gia đình họ được chăm sóc từ một bà đỡ có quyền biết rằng họ đang
được chăm sóc bởi một nhân viên y tế đủ điều kiện về mặt pháp lý. Người hành nghề
có đủ điều kiện hợp pháp có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về hành động của mình
và được yêu cầu tuân theo luật nghề và các tiêu chuẩn.
- Việc luật pháp bảo vệ đối với lĩnh vực này cho phép cơ quan quản lý truy tố những
người vi phạm pháp luật bằng cách từ chối họ là một hộ sinh khi họ không có đăng
ký.
- Ở Việt Nam, vấn đề đăng kí nghề với Hộ sinh chưa thật tốt. Hầu hết Hộ sinh được đào
tạo, có bằng ra trường vào một cơ sở y tế hành nghề Hộ sinh. Tuy nhiên một số nhân
viên y tế không có chứng chỉ nghề Hộ sinh, bác sĩ chuyên ngành sản nhưng khi tham
công tác chuyên môn tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc các cơ sở y tế vẫn phải làm
công việc như một hộ sinh, ví dụ bác sĩ đa khoa hoặc điều dưỡng. Ngoài ra, một số
vùng xa xôi hẻo lánh, một số bà mụ vườn (là những người không được đào tạo nhưng
có kinh nghiệm giúp đỡ phụ nữ sinh đẻ tại nhà) cũng tham gia các hoạt động chăm
sóc phụ nữ như một hộ sinh. Điều này đã mang lại những chăm sóc không an toàn cho
người phụ nữ và con của họ.
- Để giải quyết bài toán nhân lực này cho các vùng đặc biệt khó khăn, ngành y tế đã có
những hoạt động tích cực dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như trong nước
để tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho các đối tượng đó những kiến
thức cơ bản để trở thành một người đỡ đẻ có kĩ năng hay thành cô đỡ thôn bản chăm
sóc phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cho hiện tại.
3.3. Hệ thống quản lý hộ sinh theo Hiệp hội Hộ sinh quốc tế
3.3.1. Luật pháp đề ra một quá trình minh bạch cho việc đề cử, lựa chọn và bổ nhiệm
các cơ quan quản lý và xác định các điều khoản của việc bổ nhiệm
ICM đề nghị một sự kết hợp của bổ nhiệm và bầu cử cho tất cả các thành viên của
cơ quan quản lý hộ sinh vì không có sự rõ ràng cho bất kỳ mô hình cụ thể của việc lựa
chọn của các thành viên cho các cơ quan quản lý.
3.3.2. Hầu hết các thành viên của cơ quan quản lý là các hộ sinh
Các thành viên phải được bổ nhiệm hoặc được bầu từ đề cử đưa ra bởi những
người cùng nghề hộ sinh. Các thành viên hộ sinh cần phải phản ánh sự đa dạng của hành
nghề hộ sinh ở trong nước và có uy tín trong nghề.