Page 20 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 20
3.3.3. Phải có sự đề xuất đối với quan điểm công chúng
Các thành viên từ công chúng của cơ quan quản lý hộ sinh cần được bổ nhiệm hoặc
được bầu từ đề cử đưa ra dựa trên nhu cầu chứ không phải là cá nhân tự đề cử. Trong
phạm vi pháp lý, nơi có nhiều người trong nghề việc đề xuất phải được thực hiện bao
gồm quan điểm của họ. Các thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực chuyên
môn đối với các tiêu chí lựa chọn xác định trước như kinh nghiệm chuyên môn rộng
trong nghề hộ sinh; khả năng chuyên môn tài chính và công việc; khả năng về luật và
giáo dục.
3.3.4. Pháp luật nên đặt ra các quy chế kiểm soát cơ quan quản lý
Các cơ quan quản lý có các hệ thống và các quy trình thực hiện để xác định vai trò
và trách nhiệm của hội đồng, các thành viên hội đồng; quyền hạn của hội đồng; việc bổ
nhiệm chủ tịch. Các cơ quan quản lý xác định các quy trình thực hiện chức năng theo
pháp luật.
3.3.5. Người đứng đầu của cơ quan quản lý hộ sinh phải là một hộ sinh
Người đứng đầu của cơ quan quản lý hộ sinh phải là một hộ sinh để họ có thể thấu
hiểu, hỗ trợ, giúp đỡ và triển khai các hoạt động của cơ quan quản lý hộ sinh tốt nhất và
thực tế nhất.
3.3.6. Các cơ quan quản lý được cấp kinh phí bởi những người trong nghề
Việc đóng phí là trách nhiệm nghề nghiệp mà tất cả các hộ sinh có được giấy phép
hành nghề nếu hộ sinh đó đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu. Tại các quốc gia nơi mà các
lực lượng hộ sinh còn nhỏ, việc huy động một số nguồn hỗ trợ của chính phủ có thể được
yêu cầu.
3.3.7. Cơ quan quản lý hoạt động trong sự hợp tác với các tổ chức nghề hộ sinh
Cơ quan quản lý cần phải hoạt động trong sự hợp tác với các tổ chức nghề hộ sinh
khác, cũng như có vai trò trong việc thiết lập tiêu chuẩn và sự an toàn cộng đồng như là
hiệp hội nghề hộ sinh. Sự hợp tác với các cơ quan quản lý khác, cả trong nước và quốc tế,
thúc đẩy sự hiểu biết về vai trò của quản lý và nhất quán hơn các tiêu chuẩn toàn cầu. Các
quy trình của các cơ quan quản lý phải dựa trên các nguyên tắc hợp tác và tham vấn.
4. Hiệp hội Hộ sinh
4.1. Liên đoàn Hộ sinh Quốc tế (ICM) và các tổ chức quốc tế với ngành Hộ sinh
ICM hỗ trợ, đại diện và hành động để tăng cường các hiệp hội nghề hộ sinh trên
toàn cầu. Hiện nay, ICM có 99 hiệp hội thành viên tại 88 quốc gia. ICM là một tổ chức
phi chính phủ được công nhận và hoạt động chặt chẽ với Tổ chức y tế Thế giới (WHO),
UNICEF, UNFPA và các tổ chức khác trên toàn thế giới để đạt được mục tiêu chung
trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
ICM có một mối quan hệ chính thức với Liên Hợp Quốc và đại diện ICM được chỉ
định cho văn phòng khu vực của Liên Hiệp Quốc. ICM đã làm việc với các đối tác này
nhiều thập kỷ trong sáng kiến toàn cầu để giúp giảm số lượng các bà mẹ và trẻ sơ sinh bị
tử vong trong và xung quanh cuộc đẻ. Bằng chứng cho thấy mở rộng chăm sóc hộ sinh là
một trong những cách tốt nhất để chống lại tử vong mẹ. Nỗ lực cho làm mẹ an toàn tiếp
tục tăng sức mạnh khi nhiều phụ nữ hơn trên toàn thế giới đạt được quyền tiếp cận chăm
sóc hộ sinh.
Các mục tiêu của ICM là: