Page 16 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 16

BÀI 5.
                             QUY CHẾ VỀ NGHỀ HỘ SINH- HIỆP HỘI HỘ SINH
                                                          (1 tiết)

               MỤC TIÊU
                   1.  Trình bày khái niệm và chức năng của hội đồng.
                   2.  Trình bày được các quy chế của Hiệp hội Hộ sinh quốc tế 2010.
                   3.  Giải thích được hệ thống quản lý Hộ sinh quốc tế.
                   4.  Liên hệ giải thích hệ thống quản lý hộ sinh ở Việt Nam và các tiêu chuẩn và phạm
                       vi hành nghề Hộ sinh Việt Nam.

               NỘI DUNG:

               1. Một số khái niệm và quy chế nghề nghiệp
               1.1. Khái niệm về nghề nghiệp và nghề Hộ sinh
                       Nghề nghiệp được cấp phép bởi một cơ quan quản lý có quyền cấp phép và kỷ luật
               các thành viên.
                       Nghề hộ sinh được dựa trên sự phát triển về phẩm chất chính thức đạt được thông
               qua giáo dục và năng lực trong thực hành nghề hộ sinh. Là một nghề trong lĩnh vực y tế,
               nghề hộ sinh ở nhiều quốc gia được quản lý bởi pháp luật định rõ, quy định phạm vi hành
               nghề nhất định, mức độ tự chủ hộ sinh, quy trình để đăng ký hành nghề, dự kiến tiêu
               chuẩn hành nghề (năng lực) và các quy định về trách nhiệm và cơ chế kiểm soát.
                       Ở Việt Nam, nghề hộ sinh được công nhận bởi pháp luật, thể hiện ở thông tư số
               12/2011/TT-BYT ngày 15/03/2011 Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Hộ sinh.
               Hộ sinh có chức năng nhiệm vụ rõ ràng và có tiêu chuẩn năng lực được quy định cụ thể
               bởi chuẩn năng lực cơ bản hộ sinhViệt Nam ban hành 2014.
               1.2. Các thuộc tính đặc trưng nghề hộ sinh
                       Các thuộc tính đặc trưng nghề hộ sinh đã được mô tả gồm:
                      - Các cam kết ở mức độ cao;
                      - Quá trình đào tạo nghiêm ngặt và lâu dài;
                      - Cơ quan duy nhất của tri thức và kỹ năng;
                      - Sự ủy quyền tự quyết và phán quyết;
                      - Tổ chức nghề nghiệp chặt chẽ và năng động;
                      - Giá trị xã hội được công nhận và các đóng góp.
               1.3. Khái niệm về hội đồng
                       Hội đồng là cơ quan quản lý nghề nghiệp. Chức năng chủ yếu của cơ quan này là
               để đảm bảo các thành viên của họ có đủ điều kiện, có năng lực theo các tiêu chuẩn về
               thực hành và đạo đức được quy định rõ ràng. Các cơ quan này có trách nhiệm cấp giấy
               phép hành nghề và cũng có thể kiểm tra và/hoặc công nhận các khóa học để đảm bảo
               năng lực hành nghề và tuân thủ đạo đức quy tắc hành nghề.
                       Các cơ quan quản lý nghề nghiệp đã được ủy quyền theo pháp luật của chính phủ
               để kiểm soát việc hành nghề của các thành viên của họ vì lợi ích cộng đồng. Nhiệm vụ
               của họ là để phục vụ và bảo vệ khách hàng.
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21