Page 18 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 18
thông tư Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 hướng dẫn đào tạo liên tục cho
cán bộ y tế.
2.2. Thời gian thực hành, hành nghề gần đây nhất (recency practice)
Hộ sinh có thể cần phải bảo đảm hành nghề đầy đủ năm năm trước đó để chứng
minh năng lực trong nghề nghiệp của họ. Hành nghề được định nghĩa là bất kỳ vai trò
nào, cho dù được trả lương hay không, trong đó các cá nhân sử dụng kỹ năng và kiến
thức của mình như một hộ sinh. Tiêu chuẩn này thường áp dụng cho những hộ sinh đang
xin đăng ký, xác nhận đăng ký hoặc đổi mới đăng ký. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho
sinh viên mới tốt nghiệp từ các chương trình hộ sinh đang nộp đơn xin đăng ký lần đầu
tiên.
2.3. Bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp
Ở một số nước, hộ sinh đã đăng ký không được thực hành nghề của họ nếu họ
không được bảo đảm bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp khi hành nghề.
2.4. Kiểm soát các vi phạm
Một Hội đồng đăng ký có thể có quyền hạn kiểm tra lịch sử các vi phạm của các
nữ hộ sinh đã đăng ký trước khi quyết định về đơn xin gia hạn đăng ký, hoặc bất cứ lúc
nào trong thời gian đăng ký.
2.5. Chương trình cấp chứng nhận lại
Hội đồng quản lý có thể yêu cầu nữ hộ sinh chứng minh năng lực liên tục để có
được một chứng chỉ hành nghề hàng năm. Điều này có thể bao gồm các thành phần sau:
Tờ khai hàng năm về năng lực và việc tham gia vào một chương trình cấp giấy chứng
nhận lại; chứng minh việc hành nghề trên phạm vi hành nghề hộ sinh; duy trì một danh
mục nghề nghiệp; giáo dục bắt buộc; tự giáo dục và hoạt động nghề nghiệp; tham gia
trong một quá trình xem xét lại các tiêu chuẩn nghề hộ sinh; kiểm tra.
Trong một bối cảnh toàn cầu của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của y học
ngày càng tăng, cần tiếp tục vai trò quan trọng của nghề hộ sinh bằng cách khuyến khích
và hỗ trợ các nữ hộ sinh thực hành bằng sự tự chủ cá nhân và chuyên nghiệp của họ; sử
dụng kiến thức hộ sinh của mình với sự tự tin trong nỗ lực để giảm bớt tác động của các ý
thức hệ toàn cầu về phụ nữ sinh con và gia đình họ.
3. Quy chế nghề Hộ sinh
Hiệp hội Hộ sinh quốc tế (ICM) hỗ trợ, đại diện và hành động để làm vững mạnh
hiệp hội nghề hộ sinh trên toàn cầu. Trong nỗ lực để củng cố nghề hộ sinh trên toàn cầu,
ICM đề cử một nhóm công tác từ các thành viên của mình để xây dựng lên một bộ các
quy chế nghề hộ sinh quốc tế. Nhóm này bao gồm những người điều hành nghề hộ sinh
trên toàn cầu. Các quy chế đã được phác thảo được liệt kê phần dưới.
3.1. Quy chế quốc tế (Hiệp hội Hộ sinh quốc tế 2010), các tiêu chuẩn toàn cầu về quản
lý hộ sinh
3.1.1. Quy chế là đặc trưng cho nghề hộ sinh
- Nghề hộ sinh cần luật đặc biệt để hỗ trợ việc hành nghề hộ sinh một cách tự chủ và hỗ
trợ cho nghề hộ sinh được công nhận như là một nghề tự chủ.
- Luật mang tính đặc trưng nghề hộ sinh bảo vệ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em bằng
cách đảm bảo việc thực hành nghề hộ sinh hiệu quả và an toàn.