Page 12 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 12
“Bất kỳ bằng phương cách nào mà một thông điệp chứa đựng thông tin được
chuyển tải từ người này sang người khác, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền
thông nào. Thông tin giao tiếp có thể bằng lời hoặc không bằng lời; nó có thể diễn ra
trực tiếp như đối thoại trực diện hoặc thông qua điệu bộ; hoặc có thể diễn ra từ xa, cách
biệt về không gian và thời gian chẳng hạn như viết và đọc hoặc thu và nghe lại qua máy
ghi âm” (Harris P và cs, 2006)
4. Sự hiểu biết về văn hóa, sự nhạy cảm và tôn trọng trong chăm sóc của nghề hộ
sinh
Trẻ em là tương lai của xã hội và các bà mẹ là người giám hộ tương lai của con
mình. Các bà mẹ đóng vai trò không chỉ đơn thuần là những người chăm sóc và nội trợ
trong gia đình mà họ còn là người chuyển giao lịch sử văn hoá của gia đình và cộng đồng
cùng với các chuẩn mực và truyền thống xã hội. Bà mẹ có ảnh hưởng sớm đến hành vi,
lối sống của các đứa con. Điều này không chỉ quyết định sự phát triển tương lai, sức khỏe
của con họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Vì vậy, sức khỏe của bà mẹ
và trẻ em là giá trị của xã hội, vì tương lai của xã hội và không đơn thuần chỉ là một đóng
góp cho sự giàu có của dân tộc.
Trong bất kỳ bối cảnh nào, nghề hộ sinh phải đặc biệt quan tâm đến các mối quan
hệ, không giống như bất kỳ ngành nghề y tế khác, nghề hộ sinh được cho quyền có cơ hội
được "cùng với” người phụ nữ trong suốt giai đoạn mang thai, sinh con và làm mẹ.
Người hộ sinh và sản phụ cần phát triển mối quan hệ bình đẳng, tin tưởng và hiểu biết lẫn
nhau. Người hộ sinh và sản phụ cũng vẫn cần phải giữ mối quan hệ với nhau như vậy
trong tình hình thực tế của các dịch vụ bệnh viện như sự chăm sóc chưa tốt, biên chế
nhân lực không đầy đủ, phân cấp và kiểm soát mang tính tổ chức. Những cơ sở y tế như
vậy có thể làm suy yếu nghề hộ sinh và giảm lòng tin vào nghề hộ sinh, làm cho người hộ
sinh gặp khó khăn khi hỗ trợ sản phụ trong việc kiểm soát việc sinh đẻ của riêng họ. Dù
cho bối cảnh đó như thế nào, người hộ sinh nên xem xét các mối quan hệ của họ với sản
phụ bởi vì các mối quan hệ đó đóng vai trò cốt lõi của viêc hành nghề hộ sinh.
5. An toàn về văn hóa
Quan điểm về quyền lực gắn kết với khái niệm và quá trình có liên quan đến an
toàn về văn hóa. Các điều dưỡng hoặc hộ sinh được thử thách để nhận ra quyền lực của
chính mình và quyền lực của các tổ chức và xã hội trong đó họ đang làm việc và sinh
sống.
An toàn về văn hóa được định nghĩa là:
“Việc thực hành nghề nghiệp điều dưỡng hoặc hộ sinh cho một người, một gia
đình từ nền văn hóa khác nhau có hiệu quả hay không được xác định bởi cá nhân và gia
đình đó. Văn hóa bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi tuổi tác hoặc thế hệ; giới tính;
khuynh hướng tình dục; nghề nghiệp; tình trạng kinh tế-xã hội; nguồn gốc dân tộc bản
xứ hoặc di cư; niềm tin tôn giáo hoặc tinh thần và khuyết tật. Người điều dưỡng hoặc hộ
sinh cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hoặc hộ sinh sẽ phải trải qua một quá trình
phản ánh bản sắc văn hóa riêng của mình và sẽ nhận ra văn hóa cá nhân của mình đã có
tác động, ảnh hưởng tới việc hành nghề như thế nào. Thực hành không an toàn về văn
hóa bao gồm bất kỳ hành động nào làm giảm, coi thường hoặc tước bỏ quyền về văn hóa
và sự khỏe mạnh của một cá nhân” (Pairman et al 2010: #)