Page 10 - Giáo trình môn học đại cương hộ sinh
P. 10
Bài 3
HỘ SINH VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
(1 tiết)
Mục tiêu:
* Kiến thức:
1. Trình bày được vai trò của người Hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Trình bày được “Thực hành Hộ sinh dựa vào bằng chứng”.
3. Giải thích được vai trò của thông tin giao tiếp trong thực hành Hộ sinh.
4. Nêu và giải thích được khái niệm “An toàn về văn hóa” trong thực hành Hộ sinh.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5. Thể hiện được tôn trọng những khác biệt văn hóa liên quan đến sinh con và chăm
sóc bà mẹ.
NỘI DUNG
1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu và người hộ sinh
Trong nhiều thế kỷ, chăm sóc cho trẻ sau sinh và trẻ em được coi là việc riêng của
gia đình và là lĩnh vực của phụ nữ và hộ sinh. Trong thế kỷ 20, chăm sóc sức khỏe của bà
mẹ và trẻ em đã được chuyển đổi từ quan điểm hoàn toàn riêng tư của gia đình thành một
ưu tiên chăm sóc sức khỏe cộng đồng với trách nhiệm tương ứng cho cả nước. Trong
những năm đầu của thế kỷ 21, mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là cuộc đấu tranh chống
đói nghèo và bất bình đẳng, cũng như vấn đề quyền con người. Tầm quan trọng của sự
thay đổi này dẫn đến sự ảnh hưởng rộng lớn đối với cách thức thế giới phản ứng với sự
phát triển rất không đồng đều ở các quốc gia khác nhau.
Việc thiếu quyền quyết định liên quan đến các vấn đề của phụ nữ và sự đối xử bất
bình đẳng về vấn đề việc làm, tài chính, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cơ bản và các
nguồn lực khác được coi là nguyên nhân gốc rễ bệnh tật của phụ nữ và con cái họ. Nghèo
dinh dưỡng ở trẻ gái, sớm khởi đầu của hoạt động tình dục và mang thai tuổi vị thành
niên đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe trong khi mang thai và sau sinh cho cả phụ
nữ và trẻ gái. Hàng triệu phụ nữ và gia đình họ sống trong một môi trường xã hội mà
công việc họ đang làm chống lại việc đảm bảo sức khỏe cho họ. Phụ nữ thường bị giới
hạn trong việc tiếp cận sự giáo dục, thông tin và ý tưởng mới mà điều này có thể làm họ
mang thai lại và ảnh hưởng đến tính mạng của họ trong lúc sinh đẻ. Phụ nữ có thể nói
không trong việc có nên sử dụng biện pháp tránh thai hoặc nơi nào sinh con. Họ có thể từ
chối sử dụng dịch vụ y tế mà họ cảm thấy bị đe dọa và làm nhục bởi đội ngũ nhân viên
hoặc gây áp lực để chấp nhận phương pháp điều trị mâu thuẫn với cá nhân và phong tục
của họ.
Làm việc như một nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, người hộ sinh cung cấp
sự chăm sóc cho phụ nữ tại nhà hoặc tại phòng khám trong cộng đồng, tập trung nâng
cao và hỗ trợ quá trình mang thai và sinh con bình thường của họ. Người hộ sinh có thể
can thiệp và xử lý trong phạm vi hành nghề đối với các vấn đề sức khỏe và nhu cầu của
phụ nữ. Họ cũng phối hợp làm việc với các chuyên gia sản khoa và nhân viên chăm sóc
khác để cung cấp chăm sóc cấp 2 và 3 cho phụ nữ.