Page 22 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 22
+ Chắc, xơ, đều, tròn hoặc hình trứng di động dưới da, không đau,
không liên quan với chu kỳ kinh.
+ Kích thước thay đổi khoảng 2 – 3cm.
+ Số lượng: thường chỉ có 1, nhưng đôi khi có nhiều u và xuất hiện kế
tiếp theo thời gian.
1.2.2. Cận lâm sàng
- X quang vú: cho thấy hình ảnh cản quang tròn, giới hạn rõ.
- Siêu âm: hình ảnh giới hạn rõ.
- Tế bào học: ít có giá trị chẩn đoán.
1.3. Ung thư vú
Ung thư vú chủ yếu là loại ung thư biểu mô phát triển từ biểu mô của
các ống dẫn sữa hoặc các thuỳ tận cùng. Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ,
tần suất 60 đến 70/100.000 dân/năm.
Các yếu tố nguy cơ:
- Tiền sử gia đình.
- Chưa sinh đẻ.
- Thai nghén muộn.
- Tiền sử bệnh xơ nang tuyến vú có kèm quá sản biểu mô.
1.3.1. Chẩn đoán
Trong 80% các trường hợp đến khám là do bệnh nhân tự phát hiện
thấy có một u nhỏ ở vú.
- Hỏi: phải hỏi được ngày phát hiện, thấy có hoặc không sự tăng thể
tích của khối u từ khi phát hiện, đau hoặc không và khối u có thay đổi với
chu kỳ kinh không.
- Khám lâm sàng: cho phép chẩn đoán chính xác trong 70% trường hợp.
+ Khám vú: (so sánh tư thế ngồi, nằm, 2 tay đưa cao) khối u không
đau, giới hạn không rõ, di động so với da trong phần lớn các trường hợp.
Tìm kiếm các dấu hiệu viêm da (da đỏ, phù, dưới dạng da cam) có co
rút da, co rút núm vú nếu khối u ở trung tâm.
+ Khối u phải được đo chính xác và xác định vị trí ở phần tư nào của vú.
+ Khám hạch các vùng.
Các kết quả được vẽ và chú thích rõ
- Cận lâm sàng
+ Chụp Xquang vú: có giá trị chẩn đoán trong 80% trường hợp.
+ Siêu âm: hữu ích đối với ác trường hợp vú có mật độ cao, cho phép
thấy tổn thương (tạo siêu âm) không đồng nhất với giới hạn mờ.
+ Chọc hút tế bào: được làm với kim nhỏ cho phép chẩn đoán chính
xác 90% trường hợp.
+ Sinh thiết giải phẫu bệnh: một vài loại kim cho phép lấy bệnh phẩm
làm giải phẫu bệnh, phương pháp này rất được ưa thích trong những trường
hợp mổ không phải là ý định đầu tiên.
21