Page 19 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 19
phận sinh dục, đặt thuốc âm đạo...Tuy nhiên, khi bệnh nhân điều trị tại khoa
phòng, người hộ sinh cần có kế hoạch điều dưỡng cho bệnh nhân.
4.1. Nhận định
Người Hộ sinh cần nhận định các vấn đề sau:
- Diễn biến bệnh:
+ Tình trạng ra khí hư: thời gian, số lượng, màu sắc.
+ Các dấu hiệu khác tại bộ phận sinh dục: ngứa, rát, đau.
+ Các dấu hiệu tại khác: đau bụng, nổi hạch,...
+ Đã điều trị ở đâu, điều trị như thế nào và tiến triển bệnh.
- Tiền sử:
+ Nội- ngoại khoa: các bệnh lý mạn tính, các bệnh về máu...
+ Phụ khoa, kinh nguyệt: viêm nhiễm sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, u
nang buồng trứng, u xơ tử cung....
+ Sản khoa: PARA.
+ Tiền sử sử dụng thuốc.
+ Tiền sử quan hệ tình dục, mức độ an toàn, hoàn cảnh sống..
- Khám:
+ Các triệu chứng cơ năng:
. Khí hư, đau, rát, ngứa bộ phận sinh dục.
. Các dấu hiệu khác kèm theo.
. Chế độ vệ sinh, ăn uống của người bệnh.
+ Toàn trạng: tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
+ Các dấu hiệu thực thể:
. Khám bụng, các hố chậu.
. Sờ nắn tử cung, phần phụ.
. Thăm khám âm hộ, âm đạo.
- Tham khảo kết quả cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu, bạch cầu đa nhân
trung tính.
+ Soi dịch.
+ Cấy dịch.
+ Soi cổ tử cung, soi ổ bụng.
4.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục.
- Đau, sốt do tình trạng viêm cấp tính.
- Chế độ vệ sinh chưa hợp lí.
4.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giải thích, động viên người bệnh yên tâm, hợp tác điều trị.
18