Page 18 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ
P. 18
+ Điều trị nội khoa là chính, kháng sinh toàn thân và kết hợp, chườm
lạnh vùng hạ vị, dinh dưỡng tốt, đảm bảo vệ sinh.
+ Điều trị ngoại khoa khi có biến chứng như áp xe.
2.3.2. Viêm phần phụ mạn tính
- Triệu chứng:
Thường là sau một đợt viêm cấp cố điều trị hoặc không.
+ Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, đau hạ vị và hai bên hố
chậu, thường đau tăng lên khi đi lại hoặc làm việc nặng.
+ Khí hư ra nhiều trong đợt đau.
+ Thường không sốt.
+ Tử cung di động hạn chế, di động tử cung đau.
+ Khối cạnh tử cung, ranh giới không rõ, ấn đau.
+ Túi cùng nề.
+ Chụp tử cung vòi trứng thấy vòi trứng giãn to.
- Điều trị:
+ Nội khoa là chính: kháng sinh khi đau và ra khí hư nhiều, nghỉ ngơi,
sinh hoạt điều độ.
+ Điều trị ngoại khoa chỉ đặt ra khi có biến chứng đau nhiều, liên tục,
ảnh hưởng ró đến khả năng lao động, bệnh nhân không có nguyện vọng
sinh đẻ nữa.
3. DỰ PHÒNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ BLTQĐTD
- Hướng dẫn phụ nữ thực hiện tốt vệ sinh phụ nữ (vệ sinh hàng ngày,
vệ sinh giao hợp, vệ sinh kinh nguyệt).
- Thầy thuốc phải đảm bảo vô khuẩn khi thăm khám và làm thủ thuật
đặc biệt là các thủ thuật can thiệp vào buồng tử cung (kiểm soát tử cung, đặt
dụng cụ tử cung, hút thai...).
- Mọi phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, để phát
hiện và điều trị sớm, nếu có nhiễm khuẩn sinh dục.
- Sống chung thuỷ một vợ một chồng.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, cần đến cơ sở y tế để khám và
điều trị kịp thời, không nên tự ý điều trị, để tránh hậu quả của bệnh. Khi bị
bệnh, không nên quan hệ tình dục hoặc khi quan hệ tình dục phải dùng bao
cao su.
- Cán bộ y tế khi thăm khám và làm thủ thuật phải được bảo vệ an toàn.
4. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN
VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Phần lớn bệnh nhân nhiễm khuẩn đường sinh dục điều trị ngoại trú,
nên việc điều dưỡng chủ yếu là tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề vệ sinh bộ
17