Page 38 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 38
Trẻ sơ sinh có thể thấy thích thú bằng cách tự mút ngón tay cái của mình. Nhu
cầu để bú là bản năng và cho phép trẻ bú.
1.10. Giác quan
* Thị giác
Trẻ sơ sinh có thể tập trung vào vật ở phía trước mặt chúng chỉ khoảng 45 giây.
Mặc dù không lâu, nhưng như thế là đủ để trẻ nhìn vào mắt mẹ khi bú. Tri giác sâu
không phát triển cho đến khi trẻ biết đi. Nhìn chung, một trẻ sơ sinh khóc khi trẻ muốn
bú, ru trẻ không ngủ, bú hay khóc, trẻ có thể nhìn chằm chằm vào một vật ngẫu nhiên.
Bất kỳ vật nào sáng bóng, có màu sắc tương phản sắc nét, hoặc có hình dạng phức tạp
sẽ bắt mắt trẻ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thích nhìn vào mặt người khác hơn tất cả.
* Thính giác
Ở trong bụng mẹ, thai có thể nghe nhiều tiếng động bên trong, ví dụ nhịp tim mẹ
cũng như các tiếng động bên ngoài như tiếng người, nhạc và hầu hết các âm thanh
khác. Khi ra ngoài, âm thanh của giọng mẹ có tác dụng xoa dịu và dễ chịu đối với trẻ.
Ngược lại, tiếng động lớn hay đột ngột sẽ làm cho trẻ giật mình và sợ hãi. nếu trẻ
không đáp ứng cần kiểm tra xem thính giác của trẻ có bình thường không phát hiện
sớm điếc bẩm sinh.
1.11. Vàng da sinh lý
Vàng da sơ sinh: là hiện tượng da và một số mô khác bị vàng ở trẻ sơ sinh. Đứa
trẻ bị vàng da sẽ bị vàng ở mắt, ở khuôn mặt, và có thể lan xuống tận ngực. Ở trẻ em,
chứng vàng da được quan sát thấy đầu tiên ở trên khuôn mặt và khi lượng billirubin
vẫn tiếp tục tăng lên thì bệnh sẽ lan ra tứ chi và sau đó là ngọn chi. Hầu hết trẻ sơ sinh
bị vàng da nhìn thấy được trong tuần đầu tiên (3-7 ngày) do tăng lượng billirubin tự
do. Hiện tượng này phổ biến và được gọi là vàng da sinh lý.
Ở trẻ sơ sinh, vàng da có xu hướng tăng lên bởi 2 yếu tố. Thứ nhất, do hồng cầu
bào thai vỡ ra để các hemoglobin bào thai được thay thế bởi các hemoglobin trưởng
thành. Thứ hai, chuyển hóa billirubin trong gan chưa hoàn chỉnh, vì thế khả năng tạo
billirubin liên hợp là kém nên chúng đưa trực tiếp 1 lượng khá lớn billirubin tự do ra
máu (tương đương người trưởng thành). Điều này dẫn đến sự tích lũy billirubin trong
máu và và chứng tăng billirubin máu này dẫn đến các triệu chứng của vàng da.
Nếu vàng da sơ sinh không được điều trị hết với ánh sáng trị liệu (chiếu đèn),
các nguyên nhân khác gây vàng da cần phải được nghĩ đến. Để xác định các nguyên
nhân này cần phải xét nghiệm máu và sử dụng rất nhiều xét nghiệm khác để chẩn
đoán.
Vàng da sơ sinh càng kéo dài sẽ càng nặng và cần điều trị ngay lập tức.
1.12. Sụt cân sinh lý
Xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau đẻ. Cân nặng sụt đi khoảng 6-9%
trọng lượng lúc sinh. Sau khoảng 7-10 ngày trọng lượng của trẻ trở lại bình thường.
Nguyên nhân: Do mất nước qua da và hô hấp là chủ yếu
Trẻ bài tiết phân su và nước tiểu, nôn chớ
37