Page 37 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 37
gập lại. Ngay sau đấy cánh tay đan vào nhau và bàn tay ghì chặt nắm tay, và trẻ khóc
lớn lên.
- Phản xạ xuất hiện khi sinh, đạt đỉnh ở tháng đầu tiên và biến mất khi trẻ khoảng
3 đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nó có thể kéo dài đến tháng thứ 6.
- Sự mất phản xạ cả 2 bên có thể đe doạ tổn thương hệ thần kinh trung ương.
- Nếu mất phản xạ một bên có thể do chấn thương lúc sinh ví dụ như gãy xương
đòn, đôi khi xuất hiện trong một số trường hợp liệt một phần cánh tay do tổn thương
từng thần kinh cánh tay.
- Cách thử: giữ trẻ nằm ngửa và để đầu gấp nhẹ hoặc tạo ra một âm thanh đột
ngột trên bề mặt. Trong lịch sử tiến hoá của loài người, phản xạ Moro có thể giúp cho
trẻ bám vào mẹ trong khi mẹ bế trẻ. Nếu trẻ mất cân bằng, phản xạ giúp trẻ ôm lấy mẹ
và bám vào mẹ trở lại.
* Phản xạ tìm kiếm (Rooting):
- Xuất hiện khi sinh, khi trẻ bú, mất đi vào khoảng khi trẻ được 4 tháng tuổi bởi
vì chịu sự kiểm soát của ý chí dần dần.
- Biểu hiện lâm sàng: trẻ sơ sinh sẽ hướng đầu tới bất kỳ vật nào mà chạm vào
má hay mồm của trẻ, tìm vật bằng cách di chuyển đầu trẻ theo hướng vòng cung cho
đến khi vật được tìm thấy. Sau khi quen với đáp ứng theo cách này (nếu trẻ được cho
bú mẹ, xấp xỉ tuần sau sinh), trẻ sẽ di chuyển trực tiếp đến đồ vật mà không cần phải
thăm dò.
* Phản xạ mút (Sucking):
- Là phản xạ phổ biến đối với các động vật có vú và xuất hiện khi sinh. Nó kết
hợp với phản xạ Rooting và bú sữa mẹ, và làm cho trẻ mút bản năng với bất kỳ cái gì
chạm vào gốc miệng và bắt đầu đột ngột mút như là ăn một cách tự nhiên
* Phản xạ co cứng cổ:
- Phản xạ này cũng được biết như là phản xạ tăng trương lực cổ không đối xứng
hay “tư thế chắn” xuất hiện khi trẻ được 1 tháng tuổi và mất đi khi trẻ khoảng được 4
tháng. Khi đầu trẻ xoay về một hướng, cánh tay bên hướng đó sẽ thẳng ra và cánh tay
bên đối diện sẽ gấp lại (đôi khi động thái này rất kín đáo và khó thấy).
- Nếu trẻ không thể thay đổi tư thế này hoặc phản xạ tiếp tục cho đến tháng thứ 6,
trẻ có thể bị rối loạn nơ ron vận động trên cao. Theo các nhà nghiên cứu, phản xạ co
cứng cổ là một dấu hiệu báo trước với sự phối hợp bàn tay/mắt của trẻ.
* Phản xạ Grasp (phản xạ nắm):
- Phản xạ nắm gan bàn tay xuất hiện khi sinh và tồn tại cho đến tháng thứ năm
hay tháng thứ sáu. Khi một vật được đặt ở trong tay trẻ và chạm vào gan bàn tay, các
ngón tay sẽ đóng lại và chúng sẽ nắm lấy vật. Nắm chặt nhưng không dự đoán được,
mặc dù nó có thể giúp cho sự phát triển trọng lượng của trẻ, trẻ cũng có thể bỏ nắm tay
ra một cách đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Động thái trái ngược này có thể
do vật chạm vào mu hay rìa của bàn tay.
* Phản xạ swimming (phản xạ tắm):
- Khi một đứa trẻ được đặt mặt xuống bể nước sẽ bắt đầu khuơ tay và đá theo cử
động như bơi. Phản xạ này biến mất khi trẻ được 4-6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy tất cả các cảm giác khác nhau, nhưng trẻ sẽ đáp lại
một cách hăng hái với các kích thích nhẹ, ôm ấp và mơn trớn. Đung đưa nhẹ nhàng ra
sau và ra trước thường giúp trẻ nín khóc, cũng như là khi mát xa và tấm ấm cho trẻ.
36