Page 35 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 35

nữa, nó bắt đầu xẹp lại rồi đóng. Tuần hoàn phổi tăng lên và nhiều máu chảy hơn vào
                  trong tâm nhĩ trái của tim. Áp lực tăng làm cho lỗ bầu dục đóng lại và máu tuần hoàn
                  bình thường. Diễn biến của quá trình thay đổi

                        Lực cản phổi giảm đáng kể khi trẻ khóc tiếng khóc đầu tiên.
                        Nhiều máu hơn di chuyển từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải và đổ và trong động
                         mạch phổi, và lượng máu đổ vào thông qua lỗ bầu dục đến tâm nhĩ trái ít dần và
                         hết khi lỗ này đóng lại
                        Dòng máu chảy từ phổi qua tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, tăng áp lực ở nhĩ
                         trái
                        Áp lực tâm nhĩ phải giảm và áp lực tâm nhĩ trái tăng đẩy vách gian nhĩ vào
                         vách thứ phát, đóng lỗ bầu dục, (hố bầu dục) ở người trưởng thành

                      Điều này hoàn thiện sự phân chia của hệ thống tuần hoàn thành 2 nửa, trái và phải.
                        Ống động mạch bình thường đóng trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau sinh, để lại dây
                         chằng động mạch

                        Tĩnh mạch rốn và ống Arantius đóng trong vòng 2 đến 5 ngày sau sinh, để lại
                         dây chằng tròn và dây chằng tĩnh mạch cửa gan

                        Bảng 3.1. Sự khác nhau giữa tuần hoàn thai nhi và người trưởng thành

                                 Thai nhi                                 Người trưởng thành

                  Lỗ bầu dục (lỗ Botal)                     hố bầu dục
                  ống động mạch                             dây chằng động mạch

                  phần  ngoài  gan  của    tĩnh  mạch  rốn   dây  chằng  tròn  của  gan    "dây  chằng  vòng
                  của thai nhi (ống Arantius)               quanh gan"

                  Phẩn trong gan của tĩnh mạch trái của  dây chằng tĩnh mạch
                  thai nhi ống tĩnh mạch

                  Phần  gần  trung  tâm  của  động  mạch  nhánh rốn của động mạch chậu trong
                  rốn trái và phải của thai nhi

                  phần  xa  của  động  mạch  rốn  trái  và  Dây chằng rốn giữa
                  phải của thai nhi
                  1.2. Cân nặng sơ sinh

                         Cân  nặng  trung  bình  của  một  trẻ  sơ  sinh  đủ  tháng  là  khoảng  2800-  3200gr.
                  Chiều dài trung bình của trẻ là khoảng 48 – 50 cm. Với trẻ đẻ non có thể nhỏ hơn
                  1.3. Lông tơ

                          Một vài trẻ sơ sinh có lông tơ, có thể nhận thấy rõ ở lưng, vai, trán, tai, và
                  khuôn mặt của trẻ chưa đủ tháng. Lông tơ thường biến mất sau vài tuần
                  1.4. Phân su

                         Đường tiêu hoá của trẻ sơ sinh được lấp đầy bởi một chất dính màu xanh đen
                  được  gọi  là  phân  su.  Phân  su  thì  hầu  như  vô  khuẩn,  nhớt  và  dính  giống  hắc  ín  và
                  không có mùi. Nó bao gồm các chất tiêu hoá trong thời gian thai nhi ở trong tử cung
                                                                                                           34
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40