Page 30 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 30

Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú, bú đúng cách để duy trì nguồn sữa
                         Trường hợp bà mẹ có vấn đề mà trẻ không được cho bú tạm thời, như bà mẹ
                  phải nằm viện, lý do nào đó phải xa con tạm thời hoặc sử dụng những thuốc không
                  được cho trẻ bú, hướng dẫn bà mẹ vắt sữa thường xuyên 2-3 giờ/lần/trong ngày để duy
                  trì nguồn sữa.
                         Trường hợp muốn cai sữa trong trường hợp trẻ không được bú tuyệt đối hoặc
                  trẻ chết không vắt sữa, các chất ức chế trong sữa sẽ làm mất sữa. Nếu mẹ mẹ căng sữa
                  quá khó chịu có thể dùng các thuốc ức chế tạo sữa như các chế phẩm của Ostrogen

                  7. Chăm sóc vú và bà mẹ cho con bú

                  7.1. Chăm sóc vú và một số vấn đề thường gặp
                         Ngay sau sinh vú của các sản phụ thường rất mềm, họ nắn cũng không thấy ra
                  sữa nên hầu hết nghĩ rằng chưa có sữa. Một phần vì sợ con đói, phần vì áp lực của
                  những người thân trong gia đình nên việc sử dụng sữa công thức cho em bé bú diễn ra
                  rất thường xuyên của các cuộc đẻ ở các thành phố lớn. Một số bà mẹ cho bé bú nhưng
                  vẫn cho ăn thêm và số ít các bà mẹ chỉ cho bú mẹ. Trước khi bé bú bữa đầu tiên, các
                  bà mẹ và gia đình thường quan tâm đến việc phải rửa sạch vú, có gia đình còn có
                  những lá để rửa vú cho sạch và thông tia sữa hoặc dùng lược “chải” nên vùng vú cho
                  thông tia sữa. Tùy văn hóa của từng vùng mà có cách chăm sóc khác nhau. Mặc dù
                  chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng thực của các cách chăm sóc truyền thống
                  này nhưng hiệu quả ai cũng biết đó là niềm tin của người mẹ và gia đình được giải
                  quyết. mà niềm tin có vai trò rất quan trọng đến sự thành công của NCBSM, nhất là
                  với phản xạ oxytocin.
                         Vai trò của người hộ sinh và những nhà sản khoa là làm thế nào để tư vấn, giải
                  thích cho gia đinh và bà mẹ để bảo đảm quyền lợi của trẻ, được bú ngay sau khi sinh
                  để tận dụng được sữa non mà vẫn có thể thực hành được các chăm sóc truyền thống.
                         Có nhiều chăm sóc truyền thống cần thảo luận với các bà mẹ và gia đình vì có
                  thể ảnh hưởng không tốt đến NCBSM như thói quen cho trẻ uống nước cam thảo, mật
                  ong, nhỏ vài giọt nước chanh trước khi cho bé bú bữa đầu.
                  6. Chăm sóc vú và bà mẹ cho con bú
                  6.1. Chăm sóc vú và một số vấn đề thường gặp
                  6.1.1.Sự căng vú
                         Trong khoảng từ 2 đến 6 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ sẵn sàng cho trẻ. Khi điều đó
                  xảy ra, máu đến ngực nhiều hơn, và một vài mô xung quanh sưng nề và căng, có thể
                  thấy kéo đến nách. Không phải tất cả các bà mẹ sinh con đều bị căng vú. Một số bà
                  mẹ, ngực có thể chỉ khá đầy lên. Mỗi khi trẻ được bế và bú tốt thì ngực có thể dễ chịu
                  hơn. Nếu ngực vẫn bị căng trong vòng nhiều ngày, điều đó có thể là do trẻ không bú
                  hết lượng sữa đã được tạo ra.
                         Chăm sóc và dự phòng: bú sớm và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. nếu nhiều
                  trẻ không bú hết, vắt sữa thừa.
                  6.1.2. Cương vú
                      Nếu ngực bị quá căng, có thể ứ dịch trong mô gây ra sưng (phù nề). Điều này sẽ
                  làm cho ngực căng đến mức trẻ không thể ngậm vào miệng. Cố gắng mát xa vùng phù
                  nề theo vòng tròn nhẹ nhàng quanh núm vú. Có thể nặn bớt sữa cho đến khi nang trở
                  nên mềm hơn. Có thể nặn sữa dễ hơn trong khi tắm nước nóng. Không dung sức để
                  bóp, nặn sữa làm tăng phù nề. Việc giảm lượng dịch đưa vào cơ thể không làm hết

                                                                                                           29
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35