Page 31 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 31
căng ngực. Vì vậy khi điều đó xảy ra, tốt nhất chườm ấm, mat xoa cho vú mềm, nặn
bớt sữa và cho bé bú. Những trường hợp trẻ khỏe mạnh, cho bú sớm và bú mẹ hoàn
toàn thường giảm hiện tượng phù nề. Để dự phòng khó chịu này, nên cho trẻ bú sớm
và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, các dấu hiệu này sẽ bớt. Ở những bà mẹ không
cho trẻ bú sớm như sau mổ đẻ, cần cho trẻ gần mẹ và cho bú ngay khi có thể. Một số
trường hợp mẹ mắc các bệnh không được cho trẻ bú như mẹ nhiễm HIV hoặc suy
tim…khi chăm sóc người hộ sinh cần chú ý làm giảm khó chịu cho bà mẹ. mặc dù đây
là những dấu hiệu không nghiêm trọng, nhưng nếu không chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến thành công của NCBSM hoặc dẫn đến biến cố nặng hơn.
6.1.3. Viêm tắc tia sữa
Một số các bà mẹ thấy đau ở vú. Có thể quan sát thấy vùng vú đó sưng nóng đỏ
và đau, có thể kèm theo sốt. Cần được kiểm tra ngay và có sự chăm sóc của nhân viên
y tế tránh viêm tắc tia sữa. Tuy nhiên việc đầu tiên cần làm là em bé vẫn phải được bú
bên vú đó để tránh ứ đọng sữa. Việc dùng kháng sinh và chống viêm là cần thiết theo
chỉ định của bác sĩ. Nếu em bé từ chối bú bên đó, cần hút, vắt sữa. Nếu các dấu hiệu
không giảm chuyển thành áp xe, cần đến cơ sở y tế để bác sĩ hỗ trợ lấy khối áp xe.
Cách dự phòng tốt nhất là bú sớm, bú mẹ hoàn toàn và phát hiện sớm, chăm sóc
kịp thời.
6.1.4. Nứt, loét đầu vú
Nếu đầu vú đau, rát hoặc nứt cần điều chỉnh ngay cách bắt vú của trẻ. Cần cho
trẻ ngậm sâu hết quầng thâm của vú thay vì trẻ chụt chụt ở ngay đầu vú. Nếu không
cải thiện cần có chăm sóc y tế phù hợp. Nếu đau đến mức không cho trẻ bú được, vắt
sữa cho trẻ ăn để chữa cho lành tổn thương. Thông thường nếu trẻ vẫn bú được, sau
khi trẻ bú, bôi thuốc, rửa sạch vú trước khi cho trẻ bú. Không được để cương sữa dẫn
đến viêm tắc tia sữa.
6.1.5. Tuyến vú phụ
Đôi khi có những phụ nữ thấy vùng nách nổi lên những khối to như hạch khi
NCBSM. Khối này thay đổi kích thước khi cho con bú. Nếu không có hiện tượng viêm
tắc tia sữa, thường đó là những tuyến vú phụ, giải thích cho sản phụ và người nhà
không cần phải lo lắng. Cho trẻ bú kiệt sữa mẹ
6.2. Dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú
Năng lượng, đạm, và các chất dinh dưỡng khác trong sữa mẹ có được từ chế độ
ăn của mẹ hoặc từ nguồn chất dự trữ của cơ thể. Khi mẹ không có đủ năng lượng và
dinh dưỡng bởi chế độ ăn, có thai lại sớm, nhiều lần và sự tiết sữa có thể giảm năng
lượng và các chất dinh dưỡng dự trữ, một tiến trình được biết như là sự mất dịch của
mẹ. Sự điều chỉnh quan trọng nhất để bảo vệ mẹ tránh khỏi các ảnh hưởng này là giúp
mẹ được ngon miệng. Trong khi mang thai và cụ thể là khi tiết sữa, sự thèm ăn của mẹ
được tăng lên.
Trừ khi mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, hầu như tất cả các bà mẹ có thể sản xuất đủ
lượng sữa. Khi cho con bú mà nếu mẹ thiếu ăn thì an toàn hơn, dễ hơn và ít tốn kém
hơn nên cung cấp cho mẹ nhiều thức ăn hơn là với các chất thay thế sữa mẹ
Sự thiếu hụt một vài vi chất dinh dưỡng về phía mẹ có thể ảnh hưởng đến chất
lượng sữa. Những thiếu hụt này nên được tránh bằng việc cải thiện chế độ ăn hoặc
cung cấp các chất bổ sung cho mẹ.
Sự tiết sữa đáp ứng nhu cầu cao dựa vào nguồn dự trữ năng lượng và chất đạm
của mẹ. Những sự dự trữ này cần được thiết lập, bảo quản, và bổ sung để hỗ trợ cho sự
30