Page 25 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 25

  Bú sớm giúp cho trẻ nhận được sữa non. Đây là sữa có rất nhiều kháng thể, các
                  chất dinh dưỡng phù hợp với đường tiêu hoá chưa hoàn chỉnh của bé. Hơn nữa trong
                  sữa có những chất làm tăng trưởng thành của ruột, giảm nguy cơ trẻ hấp thu những
                  chất protein lạ có thể gây dị ứng cho trẻ.
                        Bú sớm còn giúp tử cung tăng co bóp, giảm nguy cơ chảy máu sau sinh
                        Bú sớm làm tăng sự gắn kết mẹ con, giúp bà mẹ giảm nguy cơ trầm cảm sau
                  sinh
                        Bú sớm có tác dụng làm thông đường dẫn sữa, giảm nguy cơ viên tắc tuyến vú
                  khi sữa về. Bú sớm đặc biệt có giá trị trong trường hợp bà mẹ tụt núm vú. Khi sữa
                  chưa nhiều, trẻ bú làm cho núm vú được kéo dài. Nếu để khi sữa về, sẽ làm căng vú,
                  các mô phù nề làm cho núm vú càng tụt, trẻ có thể không ngậm được quầng vú.
                        Bú sớm là yếu tố giúp sự thành công của nuôi con bằng sữa mẹ.
                        Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ bú sớm theo công bố của Bộ Y tế năm 2006 là 57,8% ,
                  năm 2013 là 39,7.Có nhiều lý do khiến trẻ không được bú sớm, đặc biệt các bệnh viện
                  lớn:
                        Trẻ không được gần mẹ sớm vì các lý do như mẹ cắt khâu tầng sinh môn, trẻ
                  chuyển khoa sơ sinh cho các chăm sóc đặc biệt, hoặc tỷ lệ mổ để nhiều cũng làm giảm
                  cơ hội trẻ được bú sớm.
                        Các bà mẹ biết bú sớm là tốt nhưng thường không thấy vú có sữa nên không
                  cho bú
                        Trẻ không bú do các bà mẹ và người nhà cho ăn sữa ngoài. Ngày nay áp lực của
                  gia đình cho những bà mẹ trẻ về việc cho trẻ ăn sữa công thức thay cho bú sớm là rất
                  lớn và rất thường gặp. Vì vậy tư vấn trước, trong và sau sinh là quan trong để bà mẹ và
                  gia đình của họ chú trọng hơn đến việc cho trẻ bú sớm và NCBSM. Trách nhiệm này
                  thuộc về các nhân viên y tế, quan trọng nhất là Hộ sinh.

                  5.2. Đặt trẻ sát mẹ
                         Trẻ sau sinh được lau khô và đặt da kề da với mẹ. Bé và mẹ nên được đắp một
                  cái chăn khô khác. Sự tiếp xúc giữa mẹ và bé sẽ tạo ra các thuận lợi cho tính lanh lợi
                  tự nhiên của sơ sinh theo đường dưới bình thường và thúc đẩy sự gắn bó giúp ổn định
                  thân nhiệt trẻ, tần số hô hấp, và nồng độ đường huyết. Thậm chí một người mẹ trong
                  khi đang khâu vết rách đường sinh có thể đặt trẻ ở cạnh có thể làm giảm đau cho bà
                  mẹ.
                         Khứu giác của trẻ sơ sinh được phát triển mức độ cao, giúp cho việc “tìm” núm
                  vú của mẹ. đây là yếu tố thuận lợi cho phản xạ oxytocin xuất hiện và duy trì.
                         Các tư thế cho trẻ bú

















                                                                                                           24
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30