Page 21 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 21
Hình 2.1. Giải phẫu tuyến vú
3. Quá trình sản xuất sữa và các yếu tố liên quan
3.1. Sự sản xuất sữa và Prolactin
Trong quá trình mang thai, dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố vú đã có sữa. Tuy
nhiên sữa lượng sữa không nhiều và không chảy ra ngoài.
Sự tạo sữa thực sự bắt đầu trong khoảng 24 đến 48 giờ sau khi sinh. Thời kỳ
này được gọi là thời kỳ tiết sữa. Trong thời kì này nồng độ oestrogen và progesterone
trong cơ thể bắt đầu giảm (do hiện tượng bong rau khi đẻ). Nội tiết tố prolactin tăng
lên trong suốt thai kỳ nhưng bị ức chế bởi nồng độ tăng cao của các steroid sinh dục
nay được thoát ức chế và phát huy tác dụng. Nội tiết tố tuyến yên phát tín hiệu cho cơ
thể tạo ra nhiều sữa cung cấp cho trẻ. Prolactin được gọi là nội tiết tố “mẹ”.
* Prolactin và cơ chế tiết sữa
Khi trẻ bú, các xung động cảm giác từ núm vú lên não. Để đáp ứng, thùy trước
tuyến yên ở đáy não bài tiết Prolactin. Prolactin ở trong máu đến vú kích thích các tế
bào sữa tiết ra sữa. Phần lớn Prolactin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa ăn – như
thế nó giúp cho vú tạo ra sữa cho bữa ăn tiếp theo (không có tác dụng cho bữa hiện
tại).
Phần lớn các bà mẹ có thể tạo ra nhiều sữa hơn nhu cầu của trẻ. Nếu một bà mẹ
có hai con và cả hai con đều bú mẹ thì vú của bà mẹ vẫn đủ sữa cho cả hai. Hầu hết
các bà mẹ có thể tạo đủ sữa cho con mình. Nếu trẻ bú ít thì vú sẽ tạo ít sữa hơn. Nếu
trẻ ngừng bú, thì vú mẹ sẽ sớm ngừng tạo sữa.
* Một số đặc điểm cần nhớ về Prolactin và ứng dụng trong chăm sóc
Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, vì vậy cho con bú vào ban đêm có
lợi ích duy trì việc tạo sữa.
Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn và đôi khi buồn ngủ, vì vậy bà mẹ
có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú ban đêm.
20