Page 24 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 24

thế, không nên đưa trẻ ra khỏi vú quá nhanh. Nên cho trẻ tiếp tục bú cho đến khi trẻ có
                  đủ lượng sữa muốn có, để trẻ nhận được nhiều sữa cuối bữa có nhiều mỡ.
                         Đôi khi các bà mẹ lo lắng rằng sữa của mình quá loãng, nhưng sữa không bao
                  giờ là quá loãng. Điều quan trọng cho đứa bé là có cả sữa đầu bữa và sữa cuối bữa để
                  nhận được một bữa ăn “đầy đủ” và toàn bộ lượng nước cần đến. đây là lý do khi tư vấn
                  NCBSM, hộ sinh cần nhớ hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú hết sữa từng bên vú một.

                  4.2. Sữa non

                         Những đặc tính của sữa non và vì sao nó lại cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe
                  của trẻ nhỏ:
                        Sữa non chứa nhiều kháng thể, bạch cầu và các protein chống nhiễm khuẩn hơn
                  so với sữa trưởng thành. Các  thành phần này  tạo nên khả năng miễn dịch đầu tiên
                  chống các bệnh mà trẻ gặp phải sau khi sinh. Nên khi trẻ được bú sữa non của mẹ, trẻ
                  có sức đề kháng để dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn mà vốn là mối nguy hiểm cho các
                  trẻ sơ sinh và vấn đề dị ứng của trẻ.
                        Sữa non có tác dụng tẩy nhẹ giúp cho phân su (phân đầu tiên hơi đen) thải ra
                  khỏi ruột nhanh. Nhờ  đó, bilirubin trong phân  su thoát ra khỏi ruột giúp dự phòng
                  chứng vàng da.
                        Sữa  non  có  nhiều  vitamin  hơn  sữa  trưởng  thành  –  đặc  biệt  là  vitamin  A.
                  Vitamin A giúp làm giảm mức độ nặng của bất kỳ bệnh nhiễm khuẩn nào mà trẻ mắc
                  phải.
                        Sữa non và sữa trưởng thành chứa nhiều hormon và các yếu tố tăng trưởng mà
                  chức năng của tất cả còn chưa được biết chắc chắn. Tuy nhiên, yếu tố tăng trưởng của
                  thượng bì có trong cả hai sữa này đã được phát hiện là có tác dụng kích thích sự phát
                  triển và trưởng thành của các nhung mao của ruột. Các protein không tiêu hóa được
                  của sữa bò có thể thấm qua được ruột chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh để vào máu,
                  có thể gây nên chứng không dung nạp và trạng thái dị ứng của cơ thể với protein của
                  sữa. Yếu tố tăng trưởng của thượng bì giúp ngăn ngừa sự hấp thu của các phân tử lớn
                  bằng cách kích thích cho ruột phát triển nhanh. Nhờ đó ruột của trẻ nhỏ được “bịt kín”
                  nên khó hấp thu các protein không tiêu hóa được. Các kháng thể có thể giúp dự phòng
                  dị ứng bằng cách phủ một lớp ở niêm mạc ruột, ngăn ngừa hấp thu các phân tử lớn
                  hơn.
                         Do đó, đối với các trẻ nhỏ, điều rất quan trọng là cho bú sữa non trong những
                  ngày đầu tiên. Sữa non có sẵn trong vú mẹ khi trẻ ra đời. Các thành phần trong sữa
                  non  đáp  ứng  toàn  bộ  nhu  cầu  của  phần  lớn  trẻ  em  trước  khi  sữa  trưởng  thành  về.
                  Không nên cho trẻ nhỏ bất kỳ thức ăn đồ uống nào trước khi trẻ bú mẹ. Đặc biệt nguy
                  hiểm là cho trẻ các bữa ăn nhân tạo trước khi cho bú sữa non.

                  5. Các yếu tố giúp tác động đến nuôi con bằng sữa mẹ

                  5.1. Bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
                        Cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Đây là khuyến cáo của tổ chức y
                  tế thế giới (WHO). Việt nam khuyến cáo nên cho trẻ bú trong 30 phút đầu sau sinh.
                  Trên thực tế trẻ nên được bú ngay khi gần mẹ. Cố gắng cho trẻ bú càng sớm càng tốt,
                  khi có thể và bú mẹ hoàn toàn. Hiện tại, Bộ Y tế khuyến cáo trẻ được bú mẹ ngay sau
                  khi xổ thai, đặt em bé lên bụng mẹ. Ở trẻ nhỏ, khứu giác của trẻ rất tốt, bản năng giúp
                  trẻ tìm được vú mẹ. Khi cho trẻ bú sớm có rất nhiều lợi ích

                                                                                                           23
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29