Page 28 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 28
đẩy núm vú vào và ra làm cho da của núm vú chà sát lên miệng của trẻ. Nếu trẻ tiếp
tục bú theo cách này, có thể gây tổn thương da núm vú và gây ra các vết nứt ngang
hoặc quanh núm vú mà dân gian gọi là “nứt cổ gà”
Trẻ mút sữa không hiệu quả nên:
Vú có thể bị cương tức. Lâu dài vú có thể tạo ra sữa ít hơn vì không được hút
ra.
Trẻ bú không thỏa mãn vì sữa xuống chậm. Trẻ có thể nhận không đủ sữa nên
khóc nhiều và đòi ăn thường xuyên, có thể thất vọng đến nỗi từ chối bú mẹ. Có
thể trẻ không lên cân.
Nếu phản xạ oxytoxin hoạt động không tốt, trẻ có thể nhận đủ sữa ít nhất trong
vài tuần bằng cách cho bú thường xuyên. Nhưng có thể làm cho bà mẹ kiệt sức.
Vì vậy sự ngậm bắt vú kém làm cho ta có cảm giác bà mẹ không sản xuất đủ
sữa. hay nói cách khác là tạo ra sữa kém. Nếu tình trạng đó vẫn tiếp tục, vú của bà mẹ
có thể tạo sữa ít hơn. Hậu quả là trẻ tăng cân ít và thất bại trong việc nuôi con bằng sữa
mẹ.
Vấn đề bú quá nhiều lần là kết quả của bú không có hiệu quả có vẻ như mâu
thuẫn với điều đã nói là “bú nhiều sẽ tạo ra nhiều sữa”. Bú nhiều sẽ tạo ra nhiều sữa
nếu trẻ ngậm bắt vú tốt, bú có hiệu quả và được để cho kết thúc bữa bú, khi trẻ không
muốn bú nữa. Trong trường hợp này nếu trẻ bú nhiều lần hơn thì sẽ tạo nhiều sữa hơn.
Một đứa trẻ bú có hiệu quả có thể không cần bú quá nhiều lần, mặc dù khoảng
cách giữa các bữa bú không đều. Nếu trẻ bú nhiều lần hơn là vào khoảng 1 giờ - 1 giờ
rưỡi một lần thì đó là do trẻ ngậm bắt bầu vú không tốt hoặc các bữa bú quá ngắn nên
trẻ không nhận được đủ sữa. Tăng bú mẹ thường xuyên cũng không làm cho trẻ nhận
được nhiều sữa hơn cho đến khi các tình trạng khác được xử trí.
5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của NCBSM
Để bảo đảm sự thành công của nuôi con bằng sữa mẹ, ngoài vấn đề nhân viên y
tế tư vấn cho người phụ nữ và gia đình của họ lợi ích của việc NCBSM cần có sự vào
cuộc của nhiều ngành nhiều cấp trong xã hội. Bộ y tế đã buộc các cơ sở Sản khoa và
Nhi khoa phải tuân thủ 10 bước “nuôi con bằng sữa mẹ thành công” của
WHO/UNICEF. Đó là:
1. Có một quy định của cơ sở sản khoa, nhi khoa về nuôi con bằng sữa mẹ,
được viết thành văn bản và được phổ biến thường xuyên cho mọi cán bộ y tế.
2. Huấn luyện cho tất cả các cán bộ y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện
quy định này.
3. Thông tin cho tất cả phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
và cách thực hiện.
4. Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ.
5. Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ
phải xa con.
6. Không cho trẻ sơ sinh ăn, uống bất cứ đồ ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ
khi có chỉ định của cán bộ y tế.
7. Thực hiện để con ở gần mẹ suốt 24 giờ trong một ngày.
8. Khuyến khích cho con bú theo nhu cầu.
9. Không cho con dùng bất cứ loại vú giả hoặc đầu vú cao su nào.
27