Page 29 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 29

10. Khuyến khích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới
                         thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện
                         Mặc dù có nhiều chính sách ra đời và có sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cấp
                  nhưng vai trò của ngành y tế vẫn là quan trọng. Các tổ chức xã hội đã có hoạt động
                  như tuần lễ thế giới NCBSM và ở Việt Nam cũng có tuần cuối tháng tám hàng năm là
                  tuần lễ NCBSM. Tuy nhiên tỷ lệ bú sớm và trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng
                  đầu còn thấp và chưa có xu hướng tăng nếu không muốn nói rằng giảm. Cuối năm
                  2014 có thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ trong và
                  ngay sau sinh cũng là một hướng dẫn nhằm hỗ trợ một phần cho sự thành công của
                  NCBSM.

                  7 điều bà mẹ cần biết về vấn đề NCBSM trong những ngày đầu sau sinh
                  1. Vú sản xuất sữa trên một nền tảng giữa cung và cầu
                  2. Cho trẻ ăn khi trẻ muốn
                  3. Giữ trẻ gần và quan sát các dấu hiệu của đói ví dụ như mút tóp tép hay trở nên khó
                  chịu, chảy dãi hoặc gặm cùi tay, liếm mép….
                  4. Mỗi khi cho bú, bế trẻ vào sát người để trẻ có thể bú được dễ dàng.
                  5. Nếu ngực bà mẹ bị quá căng, có thể ứ dịch trong mô gây ra sưng (phù nề) đến mức trẻ
                  không thể ngậm vào miệng. Cố gắng mát xa vùng phù nề theo vòng tròn  nhẹ nhàng
                  quanh núm vú. Không dùng sức để bóp, nặn sữa làm tăng phù nề.
                  6. Nếu ngực có quá nhiều sữa mà gây trở ngại cho việc bế trẻ, thì có thể nặn bớt sữa. Có
                  thể nặn sữa dễ hơn trong khi tắm, nước nóng có thể làm cho sữa rỉ ra giúp cho nang
                  mềm hơn.
                  7. Uống bình thường. Giảm lượng dịch đưa vào cơ thể không làm hết căng ngực

                  5.5. Một số yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tiết sữa và NCBSM

                        Không cho trẻ bú, cho trẻ bú ít, cho trẻ bú không hoàn toàn.
                        Không biết cách cho trẻ bú: nhiều phụ nữ quan niệm cho trẻ bú 2 bên cho cân
                  nên vú không cạn sạch sữa.
                        Không cho bú thường xuyên: Vú chỉ tiết sữa tốt nếu luôn được cạn. Vì lý do
                  nào đó sữa luôn căng đầy sẽ làm giảm tiết sữa và có thể gây mất sữa. Nguyên nhân là
                  do yếu tố ức chế trong sữa mẹ. Bình thường sự sản xuất sữa mẹ do vú tự điều chỉnh.
                  Trong sữa mẹ có yếu tố ức chế sự tạo ra sữa. Nếu trong vú còn nhiều sữa thì yếu tố ức
                  chế làm cho các tế bào ngừng tiết sữa. Điều này giúp cho việc bảo vệ vú tránh được
                  những  ảnh  hưởng  có  hại  vì  quá  nhiều  sữa  hoặc  trong  trường  hợp  trẻ  bị  chết,  hoặc
                  ngừng bú mẹ vì lý do nào đó. Nếu sữa mẹ được lấy ra bằng cách cho bú hoặc vắt thì
                  yếu tố ức chế cũng được loại ra, vú lại tạo nhiều sữa hơn. Vì vậy khi trẻ ngừng bú một
                  bên vú, thì vú bên đó cũng ngừng tạo sữa. Vú bên nào trẻ bú nhiều hơn thì tạo ra nhiều
                  sữa hơn và to hơn. Để vú tiếp tục tạo sữa thì cần phải lấy sữa ra. Nếu trẻ không thể bú
                  được một vú hoặc cả hai vú thì cần phải vắt sữa ra để vú tiếp tục tạo sữa.
                        Suy nhược cơ thể.
                        Sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến sự tiết sữa như các nội tiết tố có chứa
                  ostrogen hoặc tương tự; một số kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

                  Ứng dụng: Khi chăm sóc người hộ sinh làm gì để hỗ trợ các bà mẹ bảo đảm sự thành
                  công của NCBSM và duy trì nguồn sữa?



                                                                                                           28
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34