Page 23 - Giao trinh- Chăm sóc sau đẻ
P. 23

3.2.3. Ứng dụng trong chăm sóc hộ sinh

                         Làm thế nào để kích thích phản xạ oxytocine; điều này quan trọng với các bà
                  mẹ nhưng rất quan trọng với những người vì lý do nào đó phải vắt sữa sẽ ảnh hưởng
                  rất nhiều đến phản xạ này.
                  Giúp đỡ bà mẹ về mặt tâm lý để có phản xạ tích cực

                        Xây dựng lòng tự tin cho bà mẹ
                        Cố gắng làm giảm nguyên nhân gây đau hoặc lo lắng
                        Giúp bà mẹ có những ý nghĩ và tình cảm tốt về trẻ

                  Giúp đỡ bà mẹ về mặt thực hành
                        Ngồi nơi yên tĩnh hoặc với một người bạn đến giúp. Một số bà mẹ có thể vắt
                         sữa dễ dàng nếu bà ở trong nhóm các bà mẹ cũng đang vắt sữa cho con
                        Bế con với sự “tiếp xúc da kề da” . Bà mẹ có thể bế con mình vào lòng trong
                         khi vắt sữa hoặc bà mẹ nhìn đứa con mình. Thậm chí chỉ nhìn vào ảnh của đứa
                         bé cũng có ích.
                        Dùng đồ uống nhẹ và ấm; Không nên uống cà phê.
                        Làm cho vú ấm lên bằng cách dùng một miếng gạc ấm, khăn ấm
                        Kích thích núm vú
                               Bà mẹ có thể dùng các ngón tay kéo nhẹ hoặc vê núm vú.
                               Xoa bóp hoặc vuốt vú một cách nhẹ nhàng: Một số bà mẹ thấy rất có ích
                                khi họ vuốt vú nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay hoặc một chiếc lược.
                                Một số bà mẹ lại thấy rất có ích khi họ lăn nắm tay nhẹ nhàng về phía
                                núm vú.
                        Đề nghị người xung quanh xoa bóp lưng cho bà mẹ.

                  4. Thành phần của sữa mẹ và các yếu tố ảnh hưởng

                  4.1. Một số khái niệm và đặc điểm của sữa
                         Thành phần của sữa luôn không như nhau. Nó thay đổi theo tuổi của trẻ và từ
                  đầu bữa bú đến cuối bữa bú. Nó cũng thay đổi giữa các bữa bú và có thể khác nhau
                  vào những giờ khác nhau trong ngày.
                         Sữa non là sữa mẹ rất đặc biệt và rất có giá trị do người mẹ tạo ra trước và trong
                  vài ngày đầu sau đẻ. Thường lượng sữa non được tạo ra rất ít và chứa nhiều protein
                  hơn sữa trưởng thành
                         Sau vài ba ngày, sữa non chuyển thành sữa trưởng thành. Lượng sữa này nhiều
                  hơn,  các  vú  được  cảm  thấy  đầy  đặn,  rạn  chắc  và  nặng.  Một  số  người  gọi  là  “sữa
                  xuống” hoặc “sữa về”.
                         Sữa xanh nhạt được chảy ra sớm trong một bữa bú gọi là sữa đầu bữa. Sữa này
                  được tạo ra với lượng lớn và cung cấp nhiều protein, lactoza (đường của sữa), và các
                  chất dinh dưỡng khác. Vì trẻ nhỏ bú được một lượng sữa lớn, trẻ đã nhận được tất cả
                  lượng nước mà nó cần. Không cần cho trẻ nhỏ các đồ uống khác khi trẻ chưa được 6
                  tháng tuổi, ngay cả ở nơi có khí hậu nóng. Nếu trẻ đã thỏa mãn cơn khát bằng các đồ
                  uống bổ sung, có thể trẻ sẽ bú ít hơn.
                         Sữa hơi trắng chảy ra muộn hơn trong một bữa bú gọi là sữa cuối bữa. Sữa này
                  chứa nhiều mỡ hơn sữa đầu bữa. Mỡ này cung cấp nhiều năng lượng cho bữa bú. Vì


                                                                                                           22
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28