Page 17 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 17
12
2.2. Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: khám thấy ngôi cao hoặc không lọt. Khám thấy các khối
u tiền đạo như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung…
- Dựa vào biểu đồ chuyển dạ: thấy dấu hiệu ngôi lọt chậm, không tiến triển,
chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ đình trệ.
- Siêu âm.
2.3. Hướng xử trí
- Tuyến cơ sở: chuyển tuyến.
- Tuyến chuyên khoa: mổ. Tuỳ tình trạng để giải quyết.
3. Đẻ khó do thương tổn cổ tử cung
- Thương tổn thường là ung thư cổ tử cung.
- Hướng xử trí thiên về mổ lấy thai vì nếu để đẻ đường dưới, thương tổn ung
thư sẽ phát triển rất nhanh và thường gây tử vong trong vòng 6 tháng.
- Mổ lấy thai giúp người mẹ có nhiều thời gian hơn để nuôi con.
4. Đẻ khó do phần mềm của mẹ (âm đạo và tầng sinh môn)
4.1. Nguyên nhân
- Vách ngăn âm đạo (vách ngang, dọc).
- Lỗ dò bàng quang- âm đạo, trực tràng- âm đạo.
- Tầng sinh môn dài, dày, rắn.
4.2. Hướng xử trí
- Tuyến cơ sở: phát hiện sớm, chuyển tuyến chuyên khoa.
- Tuyến chuyên khoa: báo bác sỹ.
5. Lập kế hoạch chăm sóc
5.1. Nhận định
- Tiền sử: tiền sử liên quan trực tiếp đến thái độ chăm sóc và xử trí lần này
như chấn thương gãy xương đùi, lao khớp kháng, trật khớp háng ở những người
có khung chậu lệch. Tiền sử còi xương, bệnh nội tiết như lùn tuyến yên, tuyến