Page 16 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 16
11
1. Người có thấp lùn?
2. Có sờ được mỏm nhô?
3. Có đi lệch người? (nếu lệch từ càng nhỏ tuổi càng bị ảnh hưởng đến mức
cân xứng của khung chậu)
4. Hai gai hông có thể cùng một lúc sờ thấy?
5. Thành bên của khung chậu có hội tụ?
6. Xương cùng có dẹt hoặc quá cong?
7. Có đặt được nắm tay vào giữa hai ụ ngồi?
8. Khi đã chuyển dạ, đầu có hướng vào eo không?
- Từ câu 1-6 nếu trả lời có hoặc câu 7-8 trả lời không là khung chậu có vấn
đề cần được kiểm tra kỹ lưỡng phát hiện bất thường khung chậu
1.1.2. Khung xương hẹp về lâm sàng
Thông qua nghiệm pháp lọt ngôi chỏm: bấm ối cho đầu trực tiếp vào đường
đẻ. Sau 4-6 giờ, nếu cơn co tốt, các yếu tố khác thuận lợi mà không có tiến triển
về độ lọt có thể đánh giá được là bất tương xứng đầu- chậu.
1.2. Hướng xử trí
- Các trường hợp có vấn đề về khung chậu đều phải đẻ ở cơ sở bệnh viện có
phẫu thuật.
- Do rất hiếm khung xương hẹp tuyệt đối, khi chuyển dạ nếu nghi ngờ nên
làm nghiệm pháp lọt để thử thách và rút ngắn thời gian theo dõi trên lâm sàng.
2. Đẻ khó do u tiền đạo
2.1. Nguyên nhân
- U xơ tử cung (nhân xơ phát triển ở đoạn dưới).
- U nang buồng trứng: loại kích thước không to, đủ để kẹt trong tiểu khung.
- U xương phát triển trong lòng tiểu khung.
- Tử cung đôi, nửa không có thai cũng lớn lên theo sự phát triển của thai và
trở thành chướng ngại trên đường đẻ.