Page 22 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ đẻ khó
P. 22

17



                     2.2. Cơn co thiếu hiệu năng: là những cơn co thưa, yếu, hiệu lực cơn co yếu bao

                     gồm:

                     2.2.1. Cơn co yếu

                           - Nguyên phát: do ảnh hưởng tâm lý của người mẹ (bị stress) dẫn đến các

                     thay đổi về hoá sinh tác động đến cơn co. Có thể kể đến các yếu tố như lần đẻ,

                     tuổi (con so lớn tuổi), tuổi thai (già tháng).

                           - Thứ phát: do nguyên nhân cơ học như thai to, ngôi bất thường, khung

                     chậu hẹp, rau tiền đạo.

                           - Cơn co yếu do sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong việc

                     giảm đau trong chuyển dạ (do ảnh hưởng của thuốc gây tê)

                            Chẩn đoán dựa vào đánh giá cơn co (thưa, ngắn, nhẹ).

                            Ngoài ra còn dựa vào tiến độ chuyển dạ: các pha tiềm tàng và pha tích cực

                     kéo dài, cổ tử cung mở chậm, đầu xuống chậm.

                     2.2.2. Cơn co tử cung rối loạn không đồng bộ: là nguyên nhân chuyển kéo dài.

                     3. Xử trí

                     3.1. Cơn co quá hiệu năng

                           - Người có tiền sử đẻ rơi nên có kế hoạch cho đến cơ sở y tế sớm.

                           - Tử cung co cứng do đẻ chỉ huy: ngừng truyền ngay và cho thuốc giảm co.

                           - Các trường hợp khác tìm nguyên nhân đẻ khó để có thái độ xử trí kịp thời

                     tránh tai biến suy thai và vỡ tử cung.

                     3.2. Cơn co thiếu hiệu năng

                           - Nếu là yếu thứ phát (sau đẻ khó cơ học) không được cho đẻ chỉ huy giải

                     quyết mổ lấy thai hoặc foocxep. Giám sát cần đề phòng chảy máu do vỡ tử cung

                     sau đẻ.

                           - Nếu là yếu nguyên phát: cho đẻ chỉ huy.
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27