Page 84 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 84
nhỏ 1 - 2,5mg droperidol cũng được dùng để giảm nôn-buồn nôn nhưng không làm tăng
mức độ an thần.
- Morphine qua sữa mẹ nhưng thường không gây nguy hiểm trên thai nhi.
6.2. Chăm sóc khác sau mổ
6.2.1. Sinh lý sau mổ đẻ
- Tử cung: Co hồi kém hơn đẻ thường do các nguyên nhân sau:
Có sẹo mổ tại tử cung
Do tác dụng thuốc mê, thuốc mê
Do tác dụng thuốc giảm đau sau mổ
Không có cơ hội cho trẻ bú sớm
Vận động muộn hơn đẻ thường
- Sản dịch: Kéo dài.
- Sữa về muộn hơn do trẻ không được bú sớm
6.2.2. Nguy cơ
- Chảy máu sau đẻ
- Tử cung co hồi chậm
- Lâu hết sản dịch. Đặc biệt nếu mổ chủ động khi cổ tử cung chưa mở có thể gây bế
sản dịch
- Nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục
- Điều kiện chăm sóc trẻ, cho trẻ bú khó khăn hơn do đau sau mổ
- Liệt ruột cơ năng
- Bí tiểu, tăng nguy cơ thông tiểu và nhiễm khuẩn tiết niệu
6.2.3.Chăm sóc
- Thực hiện “3 sớm”: Vận động sớm, ăn sớm, bú sớm. Mục đích cho nhu động ruột
trở lại sớm. Giảm nguy cơ dính ruột, nhanh hồi phục. Lưu thông khí huyết và sản dịch.
Giảm các nguy cơ sau đẻ
Vận động sớm: Ngay khi bệnh nhân tỉnh có thể cử động chân tay. Sau đó tăng
dần khả năng vận động đến khi có thể trở mình, ngồi dậy, đi lại quanh giường,
quanh phòng và ra ngoài. Các hoạt động này cần sự hỗ trợ nhiều của gia đình và
nhân viên y tế, nhất là những sản phụ được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy
sống lần đầu khi đứng dậy, đi lại chân có thể yếu do còn tác dụng của thuốc tê.
Ăn sớm: Khi sản phụ có thể cho uống ít nước. Tốt nhất nước có điện giải. Có
thể nước cháo, ORS, nước canh. Sau tăng dần đến cháo, cho ăn cơm khi bệnh
nhân đã trung tiện. Chú ý không nên cho ăn uống những chất có đường, nước
hoa quả khi chưa trung tiện vì làm tăng khả năng lên men, gây chướng bụng,
buồn nôn, nôn, gây đau cho sản phụ.
Bú sớm: Ngay khi mẹ tỉnh và con được về gần mẹ. Cho trẻ gần mẹ càng sớm
càng tốt để trẻ làm quen với mẹ và bú sớm. Vừa có tác dụng cung cấp sữa non
cho trẻ, vừa giúp sữa về sớm và đặc biệt giúp co hồi tử cung, giảm nguy cơ
83