Page 35 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 35

3.2.2. Đỡ vai
               -  Đỡ vai trước
                       Người Hộ sinh chuyển sang tư thế đứng giữa, phối hợp 2  bàn tay kéo nhẹ đầu
               xuống dưới trong cơn rặn cho vai trước xổ đến bờ dưới của cơ delta
               -  Đỡ vai sau
                       Tay hướng về phía lưng, đặt ngón cái xuống dưới gáy. Các ngón còn lại đỡ phía
               trên cổ, nâng đầu lên cho vai sau xổ.
                       Chu ́  y ́  giữ tầng sinh môn cho vai sau xổ từ từ vì thì này cũng có thể gây rách.
               3.2.3. Đỡ mông và chân
                       Điều quan trọng là không để rơi bé. Tay đỡ cổ vẫn giữ nguyên như lúc đỡ vai sau
               nhưng có chuyển nhẹ để lưng nằm ngang.Tay giữ tầng sinh môn đỡ lần lượt từ lưng -
               mông - 2 chân và giữ hai cổ chân giữa các ngón 2,3.
               3.3. Đỡ đẻ ngôi chỏm tại bàn kiểu xổ chẩm cùng
                       Kiểu sổ này chỉ gặp trong 0,1 đến 0,2 % khi đỡ ngôi chỏm. đây là kiểu xổ khó
               khăn. Thường gặp trong một số trường hợp phải sau, vì lý do nào đó ngôi không quay
               được ra trước để xổ chẩm vệ mà phải quay lại phía sau để xổ chẩm cùng. Trường hợp này
               sản phụ phải rặn nhiều hơn. Cuộc xổ khó khăn cần nới rộng TSM hơn bình thường. Giai
               đoạn xổ thai cũng gồm 2 thì:
                       Thì cúi: dưới tác dụng của cơn co tử cung và sức rặn của người mẹ, đầu thai nhi
               cúi để xổ chẩm. Nhưng vì xương cùng cụt và TSM hạn chế rất nhiều nên giai đoạn này
               dài và khó khăn. Khi hạ chẩm đến mép sau âm hộ, chuyển sang thì ngửa.
                       Thì ngửa: sau khi xổ chẩm, đầu sẽ ngửa dần để xổ trán, mắt, mũi miệng và cằm.
               Trên thực tế lâm sàng, hầu hết các trường hợp này phải can thiệp bằng forceps, giác hút
               vì rặn lâu không xổ.
                       Đỡ vai và mông giống như đỡ đẻ kiểu chẩm vệ.
               3.4. Chăm sóc hộ sinh
                       Ngay sau khi thai xổ ra ngoài, hộ sinh phải đọc to giớ tính và giờ xổ thai. Trẻ sơ
               sinh được đặt lên bụng mẹ và lau khô bằng một khăn mềm, lau kĩ vừa làm khô tránh mất
               nhiệt cho trẻ, vừa kích thích trẻ khóc. Động tác này phải được tiến hành muộn nhất 5 giây
               sau khi thai xổ. Hộ sinh vửa lau, vừa đánh giá. Nếu trẻ khóc to, đánh giá APGAR tốt, trẻ
               sẽ được đặt lên bụng mẹ cho da kề da để trẻ tìm vú mẹ, tất cả các chăm sóc khác diễn ra
               sau 90 phút đầu tiên. Nếu trẻ không khóc, không thở phải được hỗ trợ hô hấp ngay (mô tả
               kĩ ở chăm sóc sau trẻ sau đẻ).
                       Hộ sinh hướng dẫn mẹ giữ trẻ và kiểm tra, nếu trong tử cung không còn thai nữa,
               tiến hành tiêm 10 UI oxytocine vào bắp thịt chuẩn bị cho can thiệp tích cực giai đoạn III
               của chuyển dạ. (tham khảo bài chăm sóc giai đoạn III của chuyển dạ).
                       Kết luận: đây là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chuyển dạ. Với khoảng thời
               gian không dài trong vòng khoảng 30 phút, tối đa cho phép một giờ nhưng sản phụ phải
               nỗ lực hết sức với sự hỗ trợ và động viên tích cực của hộ sinh, các bác sĩ sản và người
               thân để giúp em bé xổ ra an toàn. Để có kết quả như mong muốn, trong quá trình mang
               thai và chuyển dạ, sản phụ phải được trang bị kiến thức đầy đủ và có thái độ tích cực,
               phối hợp tốt cùng nhân viên y tế. Hộ sinh phải có năng lực tốt, có thái độ phù hợp, kiên
               nhẫn nhất là trong các cuộc chuyển dạ có sử dụng giảm đau bằng gây tê ngoài màng

                                                             34
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40